Hiệp định Việt Nam-EAEU: Thủy sản hưởng lợi

Với gần 90% dòng thuế được cắt, giảm thuế quan nhập khẩu, trong đó 59,3% xóa bỏ ngay khi Hiệp định thương mại tự do Việt Nam-Liên minh Kinh tế Á-Âu (EAEU) có hiệu lực. Đây được xem là lợi thế lớn cho
Hiệp định Việt Nam-EAEU: Thủy sản hưởng lợi

Với gần 90% dòng thuế được cắt, giảm thuế quan nhập khẩu, trong đó 59,3% xóa bỏ ngay khi Hiệp định thương mại tự do Việt Nam-Liên minh Kinh tế Á-Âu (EAEU) có hiệu lực. Đây được xem là lợi thế lớn cho Việt Nam trong việc cạnh tranh với các nước khác trên thế giới khi xuất khẩu hàng hóa vào thị trường EAEU. Sau hơn hai năm đàm phán, Hiệp định thương mại tự do Việt Nam-Liên minh Kinh tế Á-Âu (Hiệp định Việt Nam-EAEU) đã chính thức được ký kết vào ngày 29/5/2015 và có hiệu lực từ ngày 5/10/2016, với cam kết cắt, giảm 90% dòng thuế. Nông, lâm sản ít hưởng lợi Trong Hiệp định, đối với mặt hàng gạo, Liên minh chỉ cho Việt Nam mức hạn ngạch xuất khẩu là 10.000 tấn/năm với thuế suất 0% và áp dụng mức thuế suất tối huệ quốc (MFN) ngoài hạn ngạch thay vì 0%. Như vậy lợi thế cho gạo là không nhiều, bên cạnh đó nhu cầu của các nước thuộc Liên minh tùy theo sản lượng hàng năm, không theo quy luật ổn định. Về mặt hàng chè, Hiệp định không cam kết giảm thuế đối với chè xanh đóng gói dưới 3 kg. Cà phê, hồ tiêu chỉ áp dụng thuế 0% với nguyên liệu thô từ Việt Nam. Như vậy có thể thấy, các mặt hàng chè, hồ tiêu và cà phê, những thế mạnh của Việt Nam, muốn xuất khẩu mang lại giá trị cao thì phải chế biến sâu, nhưng các sản phẩm này chỉ được hưởng lợi thuế 0% ở những sản phẩm thô, còn chế biến sâu không được hưởng lợi. Đại diện Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam cho biết, thị trường Nga rất tiềm năng cho ngành hồ tiêu. Nhưng khó khăn trong vấn đề thanh toán, đa phần các DN trong hiệp hội là các DNNVV nên việc thanh khoản chậm sẽ gây khó khăn cho các DN. Đối với các sản phẩm gỗ mức thuế suất khẩu đồ gỗ giảm từ 15% xuống 0% đồng thời áp dụng cơ chế “phòng vệ ngưỡng” và một số sản phẩm không cam kết. Liên minh cũng áp dụng cơ chế phòng vệ đặc biệt với các nhóm đồ gỗ Việt Nam đang có thế mạnh như đồ gỗ trong nhà bếp, phòng ngủ, phòng khách, văn phòng (nếu xuất khẩu sang Liên minh dưới hạn mức trong danh mục sẽ được hưởng thuế suất 0%; nếu trên hạn mức sẽ bị điều tra tác động thị trường nội địa và có thể áp dụng mức thuế MFN hiện hành). Như vậy, DN Việt Nam vẫn có điều kiện thâm nhập khu vực thị trường này, nhưng tăng trưởng có thể không cao do bị khống chế bởi cơ chế phòng vệ đặc biệt. Ông Huỳnh Văn Hạnh, Phó Chủ tịch Hiệp hội Gỗ TPHCM (Hawa) cho biết, các DN ngành gỗ chưa “mặn mà” lắm tới thị trường EAEV. Mặc dù tại hội chợ triển lãm hàng Việt cuối năm 2015 cũng như tháng 10/2016 diễn ra tại TP. Moscow (Nga), nhiều DN trong ngành đã bán hết hàng ngay từ những ngày đầu triển lãm. Tuy nhiên, các DN ngành gỗ vẫn đang còn dè dặt tiếp cận thị trường này, nhất là ngành gỗ đang bị giới hạn bởi cơ chế phòng vệ đặc biệt với các nhóm đồ gỗ Việt Nam đang có thế mạnh từ Hiệp định. Dệt may, giày dép vướng “phòng vệ ngưỡng” Với  các mặt hàng dệt may, đa phần thuế sẽ giảm từ 10% xuống 0% (trong đó 36% dòng thuế xóa bỏ hoàn toàn khi hiệp định có hiệu lực). Đồng thời phía Liên minh cũng áp dựng cơ chế “phòng vệ ngưỡng” và một số sản phẩm không cam kết. Trong cơ chế phòng vệ đặc biệt, mức khởi đầu để áp dụng mức thuế 0% được tính bằng 1,5 khối lượng xuất khẩu trung bình trong 3 năm gần đây, nếu Việt Nam xuất khẩu quá lượng này thì Liên minh Kinh tế Á-Âu sẽ tiến hành điều tra và quyết định xem có áp dụng thuế suất MFN hay không, nếu có thì thời gian áp dụng có thể kéo dài từ 6 tháng, nếu trong thời gian xem xét ra quyết định áp dụng thuế MFN mà lượng hàng của Việt Nam xuất khẩu vượt quá 150% mức “phòng vệ ngưỡng” thì thời gian áp dụng có thể kéo dài thêm 3 tháng nữa. Do vậy lợi ích ưu đãi với mặt hàng này bị hạn chế một phần, mặt khác cơ chế phân bổ và giám sát chỉ tiêu cũng tạo thêm thủ tục hành chính cho cả cơ quan quản lý Nhà nước và doanh nghiệp. [caption id="attachment_11315" align="alignnone" mwidth="693"]

Hiệp định Việt Nam-EAEU: Thủy sản hưởng lợi ảnh 1

Trong khi dệt may, giày dép gặp khó vì cơ chế "Phòng vệ ngưỡng" thì thủy sản lại hưởng lợi từ Hiệp định Việt Nam-EAEU[/caption] Bà Nguyễn Thị Tuyết Mai, Phó Tổng Thư ký Hiệp hội Dệt may Việt Nam (Vitas), DN dệt may lo lắng về cơ chế phòng vệ ngưỡng, điều này sẽ hạn chế DN Việt Nam có thể xuất khẩu sang thị trường này, tạo thêm thủ tục hành chính cho cả nhà nước và DN. Nếu tính toán theo “ngưỡng” quy định của Hiệp định, các DN dệt may xuất khẩu không vượt quá 1 tỷ USD. Về giày dép, trong FTA Việt Nam-EAEU, mức thuế suất thuế nhập khẩu giày dép sẽ giảm từ 10% xuống 0% đồng thời phía Liên minh Kinh tế Á-Âu cũng áp dựng cơ chế “phòng vệ ngưỡng” và một số sản phẩm không cam kết. Mặt hàng giày thể thao, giày thể dục, là các mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu lớn trong lĩnh vực giày dép đã hưởng thuế suất 0% khi Hiệp định có hiệu lực nếu đáp ứng mô tả hàng hóa trên giấy chứng nhận xuất xứ, mở ra cơ hội lớn cho ngành giày dép Việt Nam. Tuy nhiên, yêu cầu của Liên minh là không được phép chia nhỏ lô hàng thì việc vận dụng lợi thế về thuế sẽ khó khăn vì các hãng giày lớn thường đưa hàng đến các điểm trung chuyển lớn ở châu Âu, từ đó mới phân phối sang Liên minh Kinh tế Á-Âu. Thủy sản lợi thế nhất Trong Hiệp định Việt Nam-EAEU, đối với ngành thủy sản, phía Liên minh cam kết mở cửa có lộ trình đối với 95% tổng số dòng thuế, tối đa trong 10 năm (trong đó hơn 71% dòng thuế được xoá bỏ hoàn toàn ngay sau khi Hiệp định có hiệu lực, tương đương 100% tổng kim ngạch xuất khẩu trung bình trong 3 năm từ 2010-2012 của Việt Nam vào EAEU), 5% dòng thuế còn lại là các mặt hàng Việt Nam không có thế mạnh xuất khẩu. Ngay khi Hiệp định có hiệu lực, mức thuế suất thuế nhập khẩu thủy sản từ Việt Nam sẽ giảm từ 10% xuống còn 0%, trong đó có nhóm hàng thủy sản chế biến của Việt Nam. Về xuất xứ hàng hóa. Việt Nam đã đạt được quy tắc xuất xứ linh hoạt đối với một số sản phẩm thủy sản chế biến, đóng hộp như cá ngừ, tôm... Đây là nhóm mặt hàng mà Việt Nam còn thiếu nguyên liệu. Với những ưu đãi kể trên, đây là cơ hội rất lớn cho DN Thủy sản Việt Nam để đẩy mạnh xuất khẩu và chiếm lĩnh thị trường EAEU. Ông Baturo K.G., Tùy viên Đại sứ quán Cộng hòa Belarus tại Việt Nam chia sẻ, phía Belarus rất quan tâm tới việc nhập khẩu các mặt hàng cá và thủy sản từ Việt Nam, đặc biệt là tôm, cá thu, cá tra. Vấn đề chính hiện nay mà các DN Việt Nam gặp phải khi thâm nhập thị trường Belarus là việc các nhà nhập khẩu nước này chưa quen với các thương hiệu Việt Nam. Trong thời gian tới, ông Baturo K.G., cho rằng, việc hợp tác giữa các DN Việt Nam và DN Belarus trong chế biến và đóng gói sẽ tạo thuận lợi cho hàng thủy sản của Việt Nam xâm nhập sâu hơn vào thị trường nước này.

Theo VGP NEWS

Có thể bạn quan tâm