Hơn 85% vốn đầu tư BOT là đi vay ngân hàng

Trong hơn 5 năm, ngân hàng đã "đổ" hơn 94 nghìn tỷ đồng vào các dự án BOT hạ tầng giao thông. Vay dự án này có đặc thù số vốn lớn nhưng thời hạn cho vay thường là dài hạn và cũng chứa đựng nhiều rủi r
Hơn 85% vốn đầu tư BOT là đi vay ngân hàng

Trong hơn 5 năm, ngân hàng đã "đổ" hơn 94 nghìn tỷ đồng vào các dự án BOT hạ tầng giao thông. Vay dự án này có đặc thù số vốn lớn nhưng thời hạn cho vay thường là dài hạn và cũng chứa đựng nhiều rủi ro.

"Bầu sữa" vốn ngân hàng tài trợ 85,3% vốn dự án BOT Theo Báo cáo tham luận của TS. Nguyễn Thị Thái Hưng tại Hội thảo "Những vấn đề đặt ra với Dự án bOT và vai trò của KTNN" trong suốt giai đoạn 2000 – nửa đầu năm 2016, tổng số các Dự án BOT đã hoàn thành và đưa vào khai thác là 45 dự án. Trong đó, các ngân hàng thương mại đã đầu tư 94.106 tỷ đồng vào các dự án hạ tầng giao thông. Tính theo tỷ giá hiện hành, khoản đầu tư này tương đương với 4 tỷ USD. So với tổng mức đầu tư hơn 110.111 tỷ đồng vào các dự án BOT trong hơn 5 năm qua, vốn vay ngân hàng chiếm tỷ trọng tới 85,3%. Trong số các dự án đã hoàn thành, rất nhiều ngân hàng như BIDV, Vietinbank, Vietcombank, SHB,..đã tích cực góp vốn vào các dự án BOT. Trong số 20 dự án tiêu biểu, BIDV tham gia rót vốn một nửa. Ông lớn ngân hàng này đã đổ hơn chục tỷ đồng vào lĩnh vực này.

Hơn 85% vốn đầu tư BOT là đi vay ngân hàng ảnh 1

Cơ cấu vốn đầu tư vào các dự án BOT - Nguồn Bộ GTVT

Một số dự án điển hình như dự án Quốc lộ 1 đoạn Nam Bến Thủy-TP Hà Tĩnh được BIDV cho Tổng công ty xây dựng công trình giao thông 4 (Cienco 4) làm chủ đầu tư vay 2.053 tỷ đồng; Vietinbank chi nhánh Nhơn Trạch cho dự án Quốc lộ 1 đoạn tránh TP Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai vay số tiền 1.067 tỷ đồng (85% tổng mức đầu tư); BIDV cho dự án Quốc lộ 1 đoạn Nghi Sơn (Thanh Hóa) - Cầu Giát (Nghệ An) do hai chủ đầu tư là công ty CIENCO4 và Tổng công ty 319 vay 3.042 tỷ đồng (84% tổng mức đầu tư); ngân hàng Phát triển VDB cho dự án đường cao tốc Hà Nội – Hải Phòng vay 40.863 tỷ (89,8% tổng mức đầu tư);... Theo nhận định của ông Hưng, giai đoạn tới, việc thực hiện các dự án BOT sẽ tăng ở những dự án quy mô ngày càng lớn do đó dư nợ đối với loại dự án này sẽ tiếp tục có xu hướng tăng lên và tại nhiều ngân hàng. Một số dự án đã ký được hợp đồng tín dụng với các ngân hàng như dự án Hầm đường bộ Đèo Cả (thời gian thực hiện từ 2012 đến 2017) đã được Vietinbank cho vay 9.425 tỷ đồng, chiếm 60,4% tổng mức đầu tư, dự án Quốc lộ 18 Bắc Ninh- Uông Bí được Eximbank cho vay 2.540 tỷ đồng, chiếm 87,4% tổng mức đầu tư. Đại diện Ngân hàng Nhà nước cho biết tính đến 30/6/2016, chỉ tính riêng các ngân hàng thương mại, tổng mức cam kết cấp tín dụng đối với các dự án BOT, BT giao thông với là 159.204 tỷ đồng; tổng số dư cấp tín dụng là 83.611 tỷ đồng, tăng 12,43% so với cuối năm 2015. Chỉ tính riêng 03 ngân hàng BIDV, VietinBank và SHB có tổng hạn mức cấp tín dụng chiếm 85,64%, Các ngân hàng có run? Trong hoạt động tín dụng của ngân hàng thì cho vay theo dự án nói chung và BOT nói riêng có đặc thù số vốn lớn nhưng thời hạn cho vay thường là dài hạn và chứa đựng nhiều rủi ro. Thành công của BOT thời gian qua được coi là chiến tích lớn của ngành giao thông khi việc xây dựng và phát triển kết cấu hạ tầng giao thông trong thời gian qua đã đạt được những kết quả khả quan, tạo nên chuyển biến rõ rệt. Tuy nhiên, đối với ngành ngân hàng, các dự án giao thông đầu tư theo hình thức đối tác công tư đã đặt ra thách thức đáp ứng nguồn vốn và kiểm soát rủi ro khi cho vay. Theo TS. Nguyễn Thị Thái Hưng, rủi ro pháp lý xuất hiện khi có sự thay đổi về các quy định, chính sách của Chính phủ làm ảnh hưởng tới tính hiệu quả về mặt tài chính của các dự án BOT. Dự án Quốc lộ 1 đoạn tránh TP Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai bị hư hỏng nhanh chóng khi đi vào khai thác đã c bị Tổng cục Đường bộ Việt Nam yêu cầu dừng thu phí từ tháng 5/2016 vừa qua là một ví dụ điển hình. Ngoài ra, khi năng lực của chủ đầu tư kém, nguồn vốn thực hiện không đủ, chậm quyết toán hay nguyên nhân khách quan như công tác đền bù giải phóng mặt bằng, dự án có thể sẽ hoàn thành chậm tiến độ. Như trường hợp của Dự án Hà Nội Bắc Giang có tổng mức đầu tư hơn 4.213 tỷ đồng trong đó vốn chủ sở hữu của nhà đầu tư chỉ là 496 tỷ đồng. Vậy nhưng tới cuối năm 2014, các nhà đầu tư trong liên danh mới chỉ góp vốn hơn 211 tỷ đồng. Chưa kể, khi đầu tư vốn cho các dự án BOT, ngân hàng còn đối mặt với rủi ro do chất lượng công trình không đảm bảo dẫn đến phát sinh chi phí khắc phục. Cùng với đó, việc điều chỉnh tổng mức đầu tư và giá trị quyết toán so với phương án lập ban đầu cũng là điều mà ngân hàng khi rót vốn vào dự án phải e ngại. Theo quy định hiện nay, để đảm bảo thời gian hoàn vốn đúng chi phí thực tế, tránh thất thoát, giá trị đầu tư được quyết toán (sau khi đã cập nhật ý kiến của các cơ quan thanh tra, kiểm toán) sẽ làm căn cứ tính tổng mức đầu tư chính thức để xác định thời gian thu phí hoàn vốn. Chưa kể còn những rủi ro bất khả kháng như điều kiện tự nhiên, môi trường, sự thay đổi của địa chất, thủy văn gây ra các thiệt hại cho các dự án BOT giao thông.

Theo Ngọc Linh/NDH

Có thể bạn quan tâm