Khi sự chậm trở thành chủ ý

Hôm trước, Bộ GTVT gửi công văn hỏa tốc, yêu cầu các nhà đầu tư dự án đường bộ chưa tăng và giãn thời gian tăng phí BOT. Gần như cùng lúc, BIDV ra thông cáo báo chí, kín đáo phàn nàn về sự chậm của Bộ
Khi sự chậm trở thành chủ ý

Hôm trước, Bộ GTVT gửi công văn hỏa tốc, yêu cầu các nhà đầu tư dự án đường bộ chưa tăng và giãn thời gian tăng phí BOT. Gần như cùng lúc, BIDV ra thông cáo báo chí, kín đáo phàn nàn về sự chậm của Bộ Tài chính trong đóng góp ý kiến về cổ tức của ngân hàng này.

Hóa ra là cả hai bộ đều chậm. Và là chậm có chủ ý

Không nhanh, mà lại rất… lừng khừng Sáng 7/6, tại Hội nghị tổng kết công tác đầu tư hạ tầng giao thông theo hình thức BOT, Phó thủ tướng Trịnh Đình Dũng nhận xét nhiều dự án BOT “tính chi phí cao so với thực tế, làm tăng phí cho phương tiện, làm giảm sức cạnh tranh của nền kinh tế”. Còn nghị quyết phiên họp chính phủ tháng 5/2016 thì đã yêu cầu rất rõ, là trong thời gian tới không tăng phí BOT. Trước đó, làm việc với Bộ GTVT ngày 19/5, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng cũng yêu cầu Bộ GTVT và Bộ Tài chính phối hợp rà soát mức phí BOT đường bộ ở mức hợp lý, bảo đảm hài hòa lợi ích nhà nước, nhà đầu tư và khả năng chi trả của người sử dụng. Tới ngày 23/5/2016, tại cuộc họp về điều hành giá, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ tiếp tục giao Bộ GTVT phải rà soát tính đúng, tính đủ giá thành của các dự án BOT, chưa tăng phí BOT và giãn thời gian thu phí đối với các trạm thu phí BOT. Với những chỉ đạo ấy, việc Bộ GTVT ra công văn hỏa tốc tạm dừng tăng phí BOT thực ra không có nhiều ý nghĩa lắm. Nếu như không nói đó là việc làm quá chậm. Thực tế, Bộ GTVT đã “chiến đấu” quyết liệt bảo vệ giá thu phí BOT. Đến mức thứ trưởng Nguyễn Hồng Trường còn đăng đàn cho biết, phí BOT ở Việt Nam là “thấp nhất Đông Nam Á”. Lý do bộ GTVT lừng khừng chuyện giảm giá thu phí BOT là vì 5 năm qua, ngân sách dành cho giao thông luôn là lớn nhất, chiếm 35% tổng số vốn của tất cả các bộ, ngành. Với vốn ngoài ngân sách, 5 năm qua có đến 327.000 tỷ đồng đổ vào giao thông, chủ yếu là từ ngân hàng. Trong đó, cam kết cho vay là 251.000 tỷ đồng (tính đến 30/12/2015), đã giải ngân 101.000 tỷ. Tốc độ tăng trưởng tín dụng vào giao thông 5 năm qua là nhanh nhất, lên tới 85%/năm. Riêng năm 2015, tăng trưởng tín dụng giao thông hơn 118%, trong khi tăng trưởng tín dụng cả nước là 17%. Hiện dư nợ cho vay dài hạn với các dự án giao thông đã là hơn 200.000 tỷ, thời gian thu hồi dài 15 - 20 năm, chủ yếu qua thu phí. [button color="" size="" type="square_outlined" target="" link=""]Năm 2015, BIDV ghi nhận lợi nhuận sau thuế hơn 6.376 tỷ đồng. Với tỷ lệ nắm giữ 95,28% vốn điều lệ, phần cổ tức nhà nước được hưởng từ lợi nhuận của BIDV là hơn 2.768 tỷ đồng. Còn tại VietinBank, lợi nhuận sau thuế 2015 là hơn 5.716 tỷ đồng, nếu chia cổ tức 8,5% tương đương như BIDV, nhà nước sẽ thu về khoảng 2.040 tỷ đồng. Như vậy, tổng số tiền cổ tức năm 2015 của nhà nước tại hai ngân hàng là gần 5.000 tỷ đồng.[/button] Điều đó khiến NHNN lo ngại các ngân hàng vi phạm lấy vốn ngắn hạn để cho vay dài hạn, và phải siết lại việc cho vay dự án BOT. Và cũng là lý do khiến ngành giao thông “không vui”, khi dòng tiền bị siết lại, khả năng tăng thu phí vô tội vạ bị cản trở. Đó, đích xác là sự lừng khừng không vì xã hội, mà là vì quyền lợi ngành. Bộ chuyên ngành thắng, Luật Doanh nghiệp thua Ngày 10/6, BIDV phát đi thông cáo báo chí về ĐHCĐ năm 2016 của ngân hàng này. Dù không nói ra, nhưng BIDV đã kín đáo chỉ trách sự chậm chạp đầy thách thức của Bộ Tài chính trong xử lý vấn đề cổ tức tại ngân hàng này, đồng thời tác động tiêu cực tới khả năng lớn mạnh của BIDV Cụ thể, BIDV khẳng định đã tổ chức ĐHCĐ thường niên năm 2016 theo đúng quy định tại Luật Doanh nghiệp. Theo đó, ngày 25/02/2016, HĐQT BIDV đã có nghị quyết thống nhất tổ chức họp ĐHCĐ thường niên năm 2016 vào ngày 24/04/2016. Đến ngày 04/03/2016 - trước gần 50 ngày so với ngày dự kiến tổ chức đại hội - BIDV đã gửi công văn cùng các tài liệu cần thiết tới NHNN và Bộ Tài chính, báo cáo các nội dung dự kiến thảo luận và thông qua tại ĐHCĐ này. Trong đó, có nội dung về phương án chi trả cổ tức 2015 với đề xuất chi trả 8,5% cổ tức bằng cổ phiếu để tăng vốn điều lệ của ngân hàng. Thời gian sau đó, BIDV liên tiếp có các văn bản giải trình, bổ sung các nội dung tài liệu tại ĐHCĐ 2016 theo yêu cầu của NHNN và Bộ Tài chính. Nhưng ngân hàng không được chỉ đạo cụ thể. Ngày 21/04/2016, BIDV tiếp tục có Công văn hỏa tốc số 1100/BIDV-TKHĐQT gửi NHNN. Trong đó, BIDV đề xuất “tổ chức ĐHCĐ trên cơ sở các dự thảo tài liệu đã báo cáo NHNN. BIDV sẽ chỉnh sửa, hoàn thiện tài liệu khi nhận được ý kiến chính thức của NHNN”. Tuy nhiên, trả lời của NHNN lại rất… thất vọng. Ngày 22/4/2016, NHNN trả lời BIDV về một số nội dung dự kiến trình ĐHCĐ năm 2016. Theo đó, NHNN cho biết "sẽ có ý kiến cụ thể đối với đề nghị của BIDV sau khi Bộ Tài chính có ý kiến về các nội dung liên quan”. Cực chẳng đã, cùng ngày 22/4/2016, BIDV hỏa tốc gửi văn bản tới NHNN, đề nghị: “…BIDV sẽ trình ĐHCĐ trên cơ sở các dự thảo đã báo cáo NHNN và sẽ chỉnh sửa, hoàn thiện tài liệu khi nhận được ý kiến chính thức của NHNN”. Đại hội của BIDV đã diễn ra theo đúng cách đó, với kết quả là thông qua chi trả cổ tức năm 2015 bằng cổ phiếu với tỷ lệ 8,5%, nhưng “thòng” trong nghị quyết là sẽ điều chỉnh phương án theo phê duyệt của cơ quan nhà nước có thẩm quyền - ở đây là Bộ Tài chính và NHNN. Oái oăm là 20 ngày sau, ngày 19/5/2016, Bộ Tài chính mới gửi văn bản tới NHNN. Trong đó, Bộ Tài chính yêu cầu NHNN chỉ đạo BIDV và Vietinbank “chia cổ tức năm tài chính 2015 bằng tiền mặt và nộp toàn bộ số cổ tức được chia cho phần vốn Nhà nước tại hai ngân hàng trên vào ngân sách nhà nước”. Như vậy, Bộ Tài chính đã mất tới 70 ngày để “quyết” được yêu cầu oái oăm này. Đó hệt như một đòn dằn mặt với NHNN và BIDV, Vietinbank. Cũng không thể không nhắc tới sự thụ động của NHNN trong xử lý vấn đề chia cổ tức của BIDV và Vietinbank. Một cách chính thức, yêu cầu chia cổ tức của hai ngân hàng bằng tiền mặt là do Bộ Tài chính đưa ra, chứ không phải NHNN. Dù về thời gian, NHNN cũng có tới 70 ngày để cân nhắc quyết định của mình và bàn bạc với Bộ Tài chính. Có thể, sự chậm chạp của Bộ tài chính, hay sự lơ đãng của NHNN trong xử lý vấn đề cổ tức của BIDV và Vietinbank có nguyên nhân từ mâu thuẫn của hai cơ quan này. Điều rất rõ ràng là, việc kéo dài thời gian quyết định vấn đề cổ tức tại hai ngân hàng là sự chậm chạp đầy chủ ý, có tính dằn mặt giữa hai cơ quan. Điều đó cho thấy cả Bộ Tài chính và NHNN không thực sự tôn trọng các quy định  liên quan tới các doanh nghiệp cổ phần của Luật Doanh nghiệp - một luật do Quốc hội ban hành.

Quốc Dũng

Có thể bạn quan tâm