"Khi thế giới hoạt động chậm lại do đại dịch, tốc độ thay đổi đang tăng nhanh lên"

Đây là nhận định của một chuyên gia Deloitte trong báo cáo "Deloitte Private 2021 - Khủng hoảng là chất xúc tác: Tăng tốc chuyển đổi. Báo cáo vừa được Deloitte Việt Nam công bố trong buổi D-Coffee Talk #1 diễn ra sáng nay (30/8).
"Khi thế giới hoạt động chậm lại do đại dịch, tốc độ thay đổi đang tăng nhanh lên"

Khảo sát toàn cầu của Deloitte Private về các doanh nghiệp tư nhân năm 2021 được thực hiện nhằm cung cấp góc nhìn về cách các doanh nghiệp đối phó với tác động của đại dịch. Khảo sát chỉ ra những ưu tiên của các doanh nghiệp, với trọng tâm là cách thức xây dựng khả năng phục hồi thúc đẩy chiến lược và hành động của các doanh nghiệp.

Theo Deloitte, báo cáo "Khủng hoảng là chất xúc tác: Tăng tốc chuyển đổi" được thực hiện dựa trên khảo sát của 2.750 lãnh đạo của các doanh nghiệp tư nhân trên 33 quốc gia, trong đó, số lượng lãnh đạo đến từ khu vực Châu Á Thái Bình Dương là trên 600 người.

Đối tượng tham gia khảo sát là các doanh nghiệp từ các ngành nghề khác nhau, bao gồm cả các ngành đang có ảnh hưởng nghiêm trọng từ đại dịch như sản phẩm tiêu dùng và công nghiệp, dịch vụ, năng lượng và những ngành đang phát triển ổn định như công nghệ.

Trong báo cáo này, một chuyên gia của Deloitte nhận định, "khi thế giới hoạt động chậm lại do đại dịch, tốc độ thay đổi đang tăng nhanh lên”. Điều này có thể được nhìn thấy qua diễn biến và sự thay đổi của các doanh nghiệp trên toàn thế giới khi ứng phó với đại dịch Covid-19. 

Ông Bùi Tuấn Minh - Phó Tổng giám đốc Khối Dịch vụ tư nhân Deloitte cho rằng, các lãnh đạo doanh nghiệp tư nhân ở khắp nơi trên thế giới tận dụng cuộc khủng hoảng này như một chất xúc tác, thúc đẩy sự thay đổi trên hầu hết mọi khía cạnh của hoạt động kinh doanh.

Theo quan sát của ông Minh, khi đại dịch Covid-19 xuất hiện và ngày càng phức tạp, tất cả các Chính phủ, doanh nghiệp và người dân trên thế giới có vạch xuất phát giống nhau, bao gồm cả Việt Nam chúng ta. Từ kết quả của báo cáo và theo quan sát của Deloitte, có nhiều điều điểm tương đồng giữa cách mà các nhà lãnh đạo doanh nghiệp trên thế giới và Việt Nam xác định lại ưu tiên và hành động trong giai đoạn này.

"Đơn cử như các nhà lãnh đạo doanh nghiệp đều cho rằng, mục tiêu hàng đầu trong chiến lược phát triển doanh nghiệp trong giai đoạn khó khăn này là phải nâng cao năng suất lao động và họ tin là việc này có thể thực hiện tốt. Về việc chuyển đổi số, tuy là chỉ là ưu tiên thứ hai trong giai đoạn này, nhưng sẽ là mục tiêu được ưu tiên hàng đầu và sẽ không còn là sự lựa chọn của doanh nghiệp nếu muốn tăng trưởng", ông Minh khẳng định. 

Nhiều chuyên gia của Deloitte Việt Nam cũng khẳng định, thực hiện chuyển đổi số ở phần lớn các doanh nghiệp đang dừng ở mức chuyển đổi nhận thức. Nhiều doanh nghiệp cho rằng việc chuyển đổi số gặp nhiều trở ngại do có nhiều thách thức về công nghệ và ngân sách dành cho việc chuyển đổi số. Qua kinh nghiệm tư vấn của Deloitte, những doanh nghiệp chuyển đổi số thành công thường bắt đầu từ việc:Thay đổi tư duy của lãnh đạo. Sau đó là việc xây dựng cơ sở hạ tầng như xây dựng quy trình vận hành, quy chế doanh nghiệp rồi đến quá trình đào tạo nhân sự và Công nghệ là yếu tố tính đến cuối cùng.

Đánh giá về chuỗi cung ứng, Deloitte cũng cho biết, 60% người tham gia khảo sát cho rằng, chuỗi cung ứng cần được thiết kế lại do hậu quả của đại dịch. Thông qua khảo sát, nhiều doanh nghiệp đã chủ động xây dựng các mạng lưới cung ứng gắn kết hơn, không chỉ xem xét đến tính hiệu quả mà còn tính tới khả năng phục hồi và nguồn dự phòng khi có bất trắc xảy ra.

Ngoài ra, những rủi ro khó lường liên quan đến dịch Covid-19 là những mối quan tâm hàng đầu trong 12 đến 36 tháng tới của các doanh nghiệp. Các doanh nghiệp tham gia khảo sát cũng khẳng định, bù đắp các tác động của đại dịch đến nền kinh tế là hình thức hỗ trợ quan trọng nhất để tạo điều kiện hỗ trợ doanh nghiệp tăng trưởng. Cũng xuất phát từ các nhận định kể trên và kết quả khảo sát, báo cáo khẳng định, có 7 yếu tố tạo nên một doanh nghiệp kiên cường (có khả năng phục hồi). 

Nguồn: Deloitte Việt Nam
Nguồn: Deloitte Việt Nam

Cụ thể, người tham gia đánh giá việc thực thi 07 yếu tố tại doanh nghiệp mình trên thang điểm từ 1 đến 5, trong đó 1 là Không có kế hoạch hành động và 5 là Triển khai đầy đủ. Nhóm doanh nghiệp có điểm cao nhất đạt từ 29 đến 35, thuộc nhóm doanh nghiệp có khả năng phục hồi cao. Nhóm doanh nghiệp đạt điểm từ 22 đến 28 có khả năng phục hồi trung bình. Và các doanh nghiệp đạt điểm thấp nhất, với số điểm từ 7 đến 21.

Theo Deloitte, tuy hầu hết các lãnh đạo doanh nghiệp tin rằng tăng trưởng và công nghệ là hai trong những yếu tố quan trọng nhất đối với các tổ chức có khả năng phục hồi cao trong lúc họ cũng nhận ra sự cần thiết phải có: Chiến lược phù hợp với tham vọng, Đầu tư vào nhân viên, Củng cố tình hình vốn, Cũng như quản trị tài nguyên môi trường và nguồn lực xã hội.

"Qua khảo sát, chúng tôi phát hiện rằng, nhiều doanh nghiệp qua khủng hoảng, trở nên kiên cường hơn, khẳng định tầm nhìn và kế hoạch của doanh nghiệp mình. Có những doanh nghiệp còn cảm ơn khủng hoảng vì khủng hoảng giúp họ trở nên kiên cường hơn, khẳng định được kế hoạch và tầm nhìn trong thời gian tới. Các doanh nghiệp càng kiên cường càng có xu hướng lạc quan và tự tin về tương lai, có xu hướng đầu tư để tăng trưởng", ông Phan Đình Huỳnh - Giám đốc Deloitte Private khẳng định. 

Trên thực tế, khảo sát chỉ ra rằng hầu hết các doanh nghiệp có xu hướng tự tin về khả năng phục hồi trong 36 tháng tới. Tuy nhiên, khi được hỏi về khả năng phục hồi trong 12 tháng tới, chỉ có 20% số doanh nghiệp có khả năng phục hồi cao là tự tin. Con số đó là 8% đối với doanh nghiệp có khả năng phục hồi trung bình, và chỉ là 5% đối với doanh nghiệp có khả năng phục hồi thấp.

3 ĐIỂM MÀ DOANH NGHIỆP VIỆT NAM CÓ THỂ HỌC ĐƯỢC TỪ BÁO CÁO:

Thứ nhất, rà soát việc thực thi 7 yếu tố tạo nên doanh nghiệp kiên cường, từ đó có thể đánh giá khả năng phục hồi của doanh nghiệp mình trong và sau khủng hoảng.

Thứ hai, tổ chức thảo luận trong doanh nghiệp về các câu hỏi phát triển tư Duy được nêu trong báo cáo. Trong Báo cáo có tổng cộng 25 câu phát triển tư duy dành cho các lãnh đạo doanh nghiệp, phân tích nhiều khía cạnh hơn trong gian đoạn này. 

Thứ ba, lãnh đạo thống nhất ưu tiên yếu tố nào phù hợp với đặc thù của doanh nghiệp mình và tập trung vào hành động. Hành động để biến tất cả những lo lắng và mối quan tâm của doanh nghiệp về sự thất bại trong ngắn hạn hay dài hạn thành nguồn năng lượng tích cực. Năng lượng tích cực này sẽ giúp tăng thêm sức mạnh trong giai đoạn này. Hành động quyết định đến 90% khả năng thành công.

Xem báo cáo đầy đủ tại đây.

Có thể bạn quan tâm