Khối ngoại xả hàng ồ ạt, VN-INdex trụ vững mốc 805 điểm

Phiên giao dịch cuối tuần 15/9, chỉ số VN-Index bất ngờ đảo chiều 3,6 điểm, song đóng cửa vẫn hồi lại mức 805,82 điểm. Thanh khoản cải thiện đáng kể khi các quỹ ETF thực hiện tái cơ cấu và bán ròng gầ
Khối ngoại xả hàng ồ ạt, VN-INdex trụ vững mốc 805 điểm

Sau 3 phiên tăng điểm liên tiếp, chỉ số VN-Index có phiên chỉnh nhẹ giảm 0,5 điểm (-0,06%) xuống còn 805,82 điểm. Áp lực bán không mạnh như đợt điều chỉnh trước, toàn thị trường có 130 mã tăng, 129 mã giảm).

Đây là thời điểm thị trường chứng khoán châu Á đồng loạt giảm điểm do lo ngại biến động chính trị leo thang sau khi Triều Tiên lần thứ 2 phóng tên lửa bay qua lãnh thổ Nhật Bản. Thị trường chứng khoán Việt Nam cũng bước vào tháng 7 cô hồn, trống thông tin hỗ trợ từ doanh nghiệp nên giao dịch ảm đạm. Hơn nữa, ngày 15/9 vừa qua là thời điểm tái cơ cấu danh mục quý 3/2017 của hai quỹ ETF thường được thực hiện trong phiên ATC.

Hàng loạt cổ phiếu trụ cột lùi xuống dưới mốc tham chiếu, trong đó nhiều mã nằm trong danh mục dự kiến bán ra của các quỹ ETF như VIC, MSN, STB, NVL… giảm mạnh đã kéo VN-Index giảm sâu đầu phiên. Song đến chiều các mã trụ cột như GAS bất ngờ hồi phục trong phiên ATC đã kéo VNIndex tăng lên 805,82 điểm.

Phiên 15/9, áp lực bán không quá lớn trong khi lực cầu hoạt động tích cực hơn giúp độ rộng thị trường dần cân bằng. Các mã vốn hoá lớn như VPB, HPG, ROS, DHG, GAS… vẫn duy trì đà năng tích cực hỗ trợ chỉ số thu hẹp đà giảm về sát ngưỡng 805 điểm vào cuối phiên sáng.

Kỳ cơ cấu danh mục này, thị trường theo dõi sát giao dịch của hai quỹ ETF trong phiên ATC. Trong đó, FTSE ETF công bố sẽ thêm vào danh mục 1 mã PLX và không loại ra mã nào, còn VNM ETF sẽ loại FLC ra khỏi danh mục và thay thế bằng cổ phiếu HBC.

Mã PLX và HBC giao dịch trái chiều khi PLX chìm trong sắc đỏ gần như suốt phiên, đóng cửa 68.300 đồng/CP do áp lực bán mạnh của nhà đầu tư trong nước. Khối ngoại mua ròng khoảng 1 triệu đơn vị.

Còn HBC tiếp tục tăng mạnh phiên thứ 2 liên tiếp lênn mức 60.800 đồng/CP, khối lượng mua ròng lên đến hơn 1,1 triệu đơn vị.

Cổ phiếu FLC bị bán ròng hơn 6,5 triệu đơn vị nhưng chỉ giảm nhẹ 0,4%. Đáng chú ý, VCB bị bán ròng hơn 2,4 triệu cổ phiếu do quỹ ETF giảm tỷ trọng nên đóng cửa đã giảm trở lại 0,78% xuống còn 38.000 đồng/cp, trở thành tác nhân chính kéo thị trường giảm điểm.  

Nhóm cổ phiếu dầu khí, PGS bất ngờ tăng trần lên 23.100 đồng/cp sau khi giảm khá sâu trong phiên hôm qua. PXS kéo dài sắc xanh sang phiên thứ 4 liên tiếp và đóng cửa tại 9.660 đồng/cp khi tăng mạnh 5,6%. PVD giảm trở lại 1,09% trước áp lực bán mạnh của nhà đầu tư nước ngoài sau 2 phiên tăng điểm vừa qua.

Phiên 15/9 là ngày GDKHQ trả cổ tức năm 2017 bằng tiền mặt với tỷ lệ 10%, GAS giao dịch không mấy tích cực và chỉ hồi phục nhẹ (tăng 0,7%) trong phiên ATC.

Thanh khoản tăng 14% so với phiên hôm qua nhờ giao dịch của các quỹ ETF. Tổng khối lượng giao dịch đạt 163,9 triệu đơn vị, tương ứng giá trị 4.239,5 tỷ đồng. FLC vẫn là cổ phiếu dẫn đầu về thanh khoản với 15,8 triệu đơn vị, sau đó là STB (5,5 triệu cổ phiếu), FIT (5,4 triệu cổ phiếu), HPG (4,2 triệu cổ phiếu)…

Giao dịch thỏa thuận đóng góp 520 tỷ đồng, trong đó MSN và VIC có giá trị thỏa thuận lớn nhất, đạt lần lượt 168,9 và 121,4 tỷ đồng.

Ngày giao dịch của 2 quỹ ETF, nhà đầu tư nước ngoài đẩy mạnh bán ròng hơn 293,6 tỷ đồng trên cả 2 sàn. Trên sàn HOSE, giá trị bán ròng hơn 282,3 tỷ đồng (gấp 2,5 lần so với giá trị bán ròng của phiên trước).

Các cổ phiếu dẫn đầu giá trị bán ròng là: VCB (-92,2 tỷ), VIC (-87 tỷ), MSN (-58,5 tỷ), HPG (-49,7 tỷ đồng), FLC (-49,2 tỷ đồng). Ngược lại, HBC, PLX và NVL dẫn đầu về giá trị mua ròng, đạt lần lượt 69 tỷ đồng, 64,5 tỷ và 51,3 tỷ đồng.

Trên sàn HNX, khối ngoại bán ròng 11,4 tỷ đồng. Trong khi PVS bị bán ròng hơn 13,4 tỷ đồng, bỏ xa mã đứng thứ hai là TNG với 2,38 tỷ đồng thì chỉ có 3 mã TTH, CVT và VGC được mua ròng trên 1 tỷ đồng.

>> Khối ngoại bán ròng gần 300 tỷ đồng trong phiên ETF tái cơ cấu danh mục 

Có thể bạn quan tâm