Kinh doanh trên Instagram: không chỉ cần ảnh đẹp

Đối với các mô hình kinh doanh nhỏ với kinh phí quảng cáo hạn hẹp thì mấu chốt để thành công trên Instagram không chỉ nằm ở việc đăng nhiều hình ảnh đẹp.
Kinh doanh trên Instagram: không chỉ cần ảnh đẹp

Bạn cảm thấy việc kinh doanh trên Instagram khá chán chường và có phần hơi nản chí? Những điều mà Kay Hsu - lãnh đạo Instagram toàn cầu tại Facebook Creative Shop chia sẻ tại một hội thảo diễn ra trong khuôn khổ Innovation Festival của trang tin The Fast Company sẽ giúp bạn thay đổi suy nghĩ của mình: "Tôi thấy các mô hình kinh doanh nhỏ thực sự khá thú vị... Họ thường có nguồn lực hạn chế nhưng vẫn có thể tạo lập được công việc kinh doanh phát đạt trên Instagram".

Hsu cho biết cô đã xác định được 4 yếu tố chung nhất của các doanh nghiệp thành công về mặt tài chính nhờ Instagram, gồm:

- Tính nhanh nhạy: Các mô hình kinh doanh nhỏ cần phải nghĩ nhanh, tìm ra được phương thức nào có thể sử dụng được và loại bỏ những phương thức không hiệu quả.

- Tính linh động: Bạn cần tận dụng các thủ thuật về hình ảnh. Có rất nhiều công cụ được tích hợp sẵn trong Instagram hoặc trong các ứng dụng khác có thể làm hình ảnh bạn sắp đăng lên trông hấp dẫn hơn. Các tài khoản Instagram với nhiều phương thức quảng cáo đa dạng sẽ thành công dễ dàng hơn.

Ví dụ, một công ty bán máy bào thực phẩm đã sử dụng các thủ thuật camera như Boomerang (một ứng dụng của Instagram cho phép tạo các đoạn ảnh GIF lặp lại) và các đạo cụ rẻ tiền như bìa các-tông, giấy... để tạo ra các đoạn video hấp dẫn về việc chuẩn bị món rau cho bữa ăn. Đoạn video này sau đó đã giúp họ bán hết sạch sản phẩm chi trong vài ngày, bởi đơn giản là họ đã đánh trúng sở thích...xem các video về rau củ của khách hàng.

- Tính phong phú: Các tài khoản kinh doanh thành công thường đăng rất nhiều hình ảnh. Để thu hút được sự chú ý của khách hàng, bạn cần tìm cách để nội dung của mình vừa sáng tạo vừa có tính liên kết cao. Đây gọi là phương thức "phát triển ký ức cơ bắp".

- Khả năng đa nhiệm: Bạn không phải chỉ cần xây dựng thương hiệu hay tính cách bản thân. Bạn phải suy nghĩ làm sao cho mỗi bài viết đều dẫn đến khả năng bán được hàng, hoặc làm cho người xem tò mò muốn tìm hiểu thêm về sản phẩm mà họ đang thấy trước mắt.

Ví dụ, một huấn luyện viên cá nhân người Úc có một tài khoản Instagram chuyên đăng các đoạn video về thể hình và đã lôi kéo được những người theo dõi tài khoản của cô đến với trung tâm thể dục thể hình trị giá đến 20 triệu USD mà cô đang kinh doanh. Bởi khi người ta xem quá trình tập luyện của cô trên Instagram, họ cũng biết được cô đang kinh doanh gì, có trung tâm ra sao... và khi đã có nhu cầu thì người ta sẽ tự tìm đến mà thôi.

Theo Doanhnhansaigon

Có thể bạn quan tâm