LienVietPostBank rao bán quyền thu phí BOT cao tốc TP HCM - Trung Lương

Ngân hàng TMCP Bưu Điện Liên Việt - Chi nhánh Hồ Chí Minh – PGD Nam Sài Gòn (LienVietPostBank) đang rao bán khoản nợ hơn 450 tỷ đồng có tài sản đảm bảo của là quyền thu phí BOT cao tốc TP HCM - Trung
LienVietPostBank rao bán quyền thu phí BOT cao tốc TP HCM - Trung Lương

Cụ thể, khoản nợ tính đến này 2/4/2019 có tổng dư nợ hơn 457,6 tỷ đồng. Trong đó, 435,6 tỷ đồng là dư nợ gốc, lãi quá hạn là gần 22 tỷ đồng.

Khoản nợ này có tài sản bảo đảm là toàn bộ quyền thu phí phát sinh tại dự án đầu tư xây dựng đoạn tuyến nối từ đường Võ Văn Kiệt đến cao tốc TP.HCM – Trung Lương (giai đoạn 1) theo hình thức BOT. Được biết, tài sản đảm bảo hiện đang trong quá trình thi công và ngân hàng đang khởi kiện khách hàng tại TAND Quận 1 để yêu cầu thanh toán khoản nợ.

Được biết, Dự án đầu tư xây dựng đoạn tuyến nối từ đường Võ Văn Kiệt đến cao tốc TP.HCM – Trung Lương (giai đoạn 1) được đầu tư theo hình thức BOT do Công ty TNHH MTV đầu tư BOT TP.HCM – Trung Lương thực hiện. Dự án được động thổ từ tháng 10/2015, do chủ đầu tư là CTCP Tập đoàn Yên Khánh, với quy mô đầu tư hơn 1.550 tỷ đồng (chưa bao gồm tiền giải phóng mặt bằng).

Giá bán nợ đối với toàn bộ khoản nợ trên theo thảo thuận tuy nhiên không thấp hơn nợ gốc và lãi của khoản nợ tại thời điểm bán.

Ngân hàng cũng yêu cầu tổ chức được lựa chọn là tổ chức/bên mua nợ phải nộp đủ 100% số tiền mua/bán nợ chậm nhất sau đúng 5 ngày làm việc kể từ ngày kết thúc việc đàm phán và ký hợp đồng bán nợ (dự kiến sau 5 ngày làm việc kể từ ngày 18/4/2019).

Đáng chú ý, tháng 11 năm ngoái, bà Vũ Thị Hoan nguyên Giám đốc công ty Yên Khánh về tội “vi phạm các quy định về quản lý đất đai” theo Điều 229 Bộ luật Hình sự năm 2015.

Ngoài dự án BOT cao tốc TP.HCM – Trung Lương, công ty Yên Khánh còn được biết đến với nhiều dự án BOT đình đám khác như cao tốc Việt Trì, Trung Lương – Mỹ Thuận, “thâu tóm” nhanh chóng quyền thu phí cao tốc dự án cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình từ Tổng công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC).

Mới đây, CTCP BOT cao tốc Trung Lương – Mỹ Thuận có văn bản kiến nghị Thủ tướng và Bộ GTVT chấp thuận cho nhà đầu tư mới thay thế Công ty Yên Khánh tham gia góp cổ phần, để tháo gỡ những khó khăn, chậm tiến độ dự án đang gặp phải.

Đơn vị được đề xuất thay thế Yên Khánh là CTCP Tập đoàn Đèo Cả. Việc thay thế Yên Khánh cũng là yêu cầu từ phía các ngân hàng để dự án tiếp tục được giải ngân vốn.

 >> LienVietPostBank và Bảo hiểm Bảo Việt ra mắt bảo hiểm sức khỏe trực tuyến

Có thể bạn quan tâm