Ma Huateng: Gã khổng lồ “kín đáo” nhất làng công nghệ thế giới

“Who is Ma Huatieng” là “key word” được hiển thị nhiều nhất trên hệ thống tìm kiếm của google cũng như các công cụ tìm kiếm khác khi Ma Huateng trở thành tỷ phủ giàu nhất Trung Quốc theo xếp hạng của
Ma Huateng: Gã khổng lồ “kín đáo” nhất làng công nghệ thế giới

Khởi nghiệp từ ý tưởng copy

Con đường khởi nghiệp của Ma bắt đầu từ một ý tưởng copy. Sản phẩm đầu tiên của Tencent là phần mềm nhắn tin tức thời lấy ý tưởng từ dịch vụ trực tuyến ICQ từng làm mưa làm gió một thời (phát triển bởi một công ty của Isarel năm 1998, sau đó được bán lại cho AOL - America Online) Những bê bối đầu tiên bắt đầu tư việc Pony Ma gọi nó là OICQ. Nó bị AOL kiện bản quyền vì giống ICQ. Pony buộc phải đổi tên nó thành QQ, đồng âm với "cute cute", mang ý nghĩa là dễ thương cùng hình ảnh chú chim cánh cụt.

Vì được thành lập bằng cách “đạo nhái” nên nhiều doanh nhân lo ngại, nếu họ tạo ra một thứ gì đó ‘hay ho', Tencent sẽ sao chép nó. Tạp chí Business Insider thậm chí còn từng bày tỏ thái độ coi thường mô hình sáng tạo và kinh doanh đó của Tencent. Tạp chí Computerworld Trung Quốc đã đưa hình ảnh một chú chim cánh cụt Tencent đầy máu trên trang bìa kèm theo một dòng chữ có ý nghĩa “không mấy thiện cảm”.

Nhưng vượt qua những đánh giá không mấy tích cực đó, Tencent dần lớn mạnh và trở thành cường công ty công nghệ hàng đầu tại thị trường tỷ dân này.

Không chỉ dừng lại ở mảng phát triển ứng dụng tin nhắn, công ty này đã tiến hành đầu tư vào một loạt các lĩnh vực kinh doanh khác nhau, từ phân phối âm nhạc tới phát triển game.

Tại Thế vận hội Bắc Kinh 2008, Tencent đã “vượt mặt” Sohu – nhà tài trợ chính thức sự kiện đó và Sina – cổng thông tin điện tử lớn của Trung Quốc, trở thành nơi có lượng truy cập nhiều nhất. Mỗi ngày, có gần 10 triệu người vào trang thông tin về Thế vận hội của Tencent để đọc và cập nhật tin tức. Những nội dung này giúp Tencent và Ma Huateng “đút túi” số tiền khổng lồ từ quảng cáo.

Năm 2011, Tencent sở hữu 4/5 tựa game phổ biến khắp các quán internet ở Trung Quốc đồng thời kinh doanh mảng “hàng hoá ảo” tiềm năng như áo giáp ảo, bình máu ảo và nhiều phụ kiện cho game thủ.

Công ty còn có một mạng xã hội phổ biến là Qzone. Nhà đầu tư mạo hiểm người Nga Yuri Milner từng khẳng định, “Tencent thực sự là người tiên phong khi ý tưởng kết hợp mạng xã hội và game”.

Đến nay, Tencent được biết đến với gói dịch vụ giải trí trực tuyến “All in one” và QQ - ứng dụng từng được coi “đạo nhái” đã trở thành một “hiện tượng văn hóa” ở Trung Quốc. Đối với người trẻ tuổi Trung Quốc, QQ quan trọng như địa chỉ email hoặc số điện thoại di động.

Giới truyền thông nhận định, Tencent đã “dịch chuyển” mối quan tâm của người Trung Quốc từ đọc tin tức sang xây dựng khoảng không cá nhân, tham gia vào mạng xã hội ảo và thiết lập các quan hệ xã hội trực tuyến.

Vào năm 2007, lượng khách hàng sử dụng dịch vụ của Tencent lên tới hơn 100 triệu người, chiếm gần 80% thị phần Trung Quốc – một con số khiến tất cả các công ty đối thủ phải thèm muốn.

Theo bảng xếp hạng tỷ phú của Bloomberg, hiẹn Pony Ma sở hữu khối tài sản trị giá 36,9 tỷ USD và giữ vị trí thứ 21 trong danh sách những người giàu nhất thế giới.

Tencent - công ty do Ma sáng lập có doanh thu 151 tỷ tệ (22,9 tỷ USD) vào năm 2016. Các nền tẳng Internet hiện được Tencent cung cấp bao gồm QQ, Wechat và Tenpay.

Ngoài ra, ông còn sở hữu một khu nhà với diện tích 18.200 mét vuông tại Hồng Kông. 

Theo SCMP, một đơn vị truyền thông tại Hong Kong, phần lớn sự giàu có của Ma Huateng xuất phát từ cổ phần 9,7% của ông trong Tencent Holdings và cùng là cá nhân nắm số lượng cổ phiếu lớn nhất của Tập đoàn này.

Là doanh nhân Quảng Đông điển hình

Sự phát triển lớn mạnh của Tencent giúp Ma Huateng chứng minh khả năng nhanh nhạy mang đậm chất “bản năng” khi kết hợp các yếu tố của mạng xã hội MySpace, trang web chia sẻ YouTube và thế giới ảo Second Life.

Theo Bloomberg, mỗi ngày, tổng thời gian người dùng Trung Quốc dành cho các ứng dụng của Tencent lên đến 1,7 tỷ giờ. Tencent hiện là hãng video game lớn nhất thế giới tính theo doanh thu.

Nhà phân tích Richard Ji thuộc ngân hàng Morgan Stanley đã từng chia sẻ với NewYork Times rằng: “Ở Mỹ, ưu tiên số 1 đối với người dùng internet là thông tin, còn ở Trung Quốc là giải trí. Đó là lý do tại sao Google thống lĩnh thị trường Mỹ nhưng Tencent lại trị vì thị trường Trung Quốc”.

Tốt nghiệp ngành khoa học máy tính, từng phụ trách bộ phận nghiên cứu và phát triển các hệ thống gọi điện Internet của Shenzhen Runxun Communications Co.Ltd, Pony có một nền tảng kiến thức dày dặn để xây dựng và phát triển Tencent. Mọi sự phát minh, cải tiến hay liên kết ứng dụng của Tencent đều thể hiện sự am hiểu về công nghệ cũng như khả năng nắm bắt xu thế của Pony.

Tuy nhiên, CEO này lại không phải là người “nhanh nhạy” trong con mắt của giới truyền thông. Hầu hết những người làm việc với Ma đều nhận định, vị CEO này là một doanh nhân Quảng Đông điển hình: nhút nhát và dè dặt trước ánh đèn sân khấu.

Trong bức ảnh chụp tại một cuộc họp vào năm 2015 giữa Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và 28 giám đốc công nghệ nổi tiếng thế giới, bao gồm cả Jeff Bezos, Tim Cook và Jack Ma, trong khi mọi người đều mỉm cười nhìn vào máy ảnh thì Pony Ma lại là người duy nhất nhìn chằm chằm vào chân mình.

Mọi thông tin về Pony đều chỉ “vỏn vẹn” trong một đoạn thông tin ngắn: sinh năm 1971 tại Trung Quốc, từng theo học tại Đại học Thâm Quyến ngành khoa học máy tính; sáng lập Tencent Holdings cùng 4 người bạn đại học năm 1998 khi mới 26 tuổi;…

Nói về xuất phát điểm của một CEO, Ma Huateng không có được nền tảng “phong phú” như nhiều vị CEO khác đơn cử nếu so sánh với Jack Ma. Pony Ma có ít cơ hội tiếp xúc ở thị trường nước ngoài, khả năng tiếng anh chỉ đạt ở mức “thô sơ” và hiếm khi xuất hiện trước công chúng.

Đây cũng chính là lý do mà nhiệm vụ trả lời các câu hỏi của cổ đông, thực hiện đàm phán các giao dịch với nhà đầu tư cũng như giao tiếp với truyền thông lại được Ma giao hết cho Martin Lau – “nhà phát ngôn” của Tencent.

Sau hai lần đề nghị, Ma mới thuyết phục được Lau trở thành giám đốc chiến lược, phụ trách mảng quan hệ đối tác và M&A - hai mảng việc vốn khá mới mẻ tại Trung Quốc tại thời điểm đó.

Năm 2006, Ma thăng chức cho Lau lên làm chủ tịch và giao trách nhiệm quản lý hoạt động của công ty. Và khi công ty bước vào giai đoạn phát triển mới, cần một nhà quản lý chuyên nghiệp hơn thì Pony chọn Pau là người đảm nhận vị trí này.

Pony Ma Huateng được biết đến là một “gã khổng lồ” của làng công nghệ với khả năng cải tiến và đặc biệt là “liên kết” các ứng dụng công nghệ một cách khéo léo nhất để tạo sự thuận tiện cho người dùng và cũng là một doanh nhân “e dè và kín đáo nhất” trong số các CEO “tầm cỡ thế giới” mỗi khi xuất hiện trước công chúng.

Có thể bạn quan tâm