Mua bán doanh nghiệp ngày càng sôi động trong những năm tới

Dự báo năm 2018 và những năm tới, các lĩnh vực bán lẻ, dịch vụ, hàng tiêu dùng, công nghiệp, bất động sản tiếp tục sôi động thị trường M&A.
Mua bán doanh nghiệp ngày càng sôi động trong những năm tới

Nhà đầu tư nước ngoài đang thực hiện rót vốn vào những DN đang niêm yết trên thị trường và có tầm nhìn dài hạn thực hiện mục tiêu đầu tư.

Theo đó, nhiều DN nước ngoài chủ động tìm kiếm cơ hội phát triển kinh doanh ở thị trường Việt Nam; trong đó, phải kể đến Công ty Daesang mua lại cổ phần Công ty Thực phẩm Đức Việt, Tập đoàn CJ mua lại cổ phần Công ty Cầu Tre, Tập đoàn ACG mua lại cổ phần của Công  ty Vật liệu xây dựng Việt Nam… Mới đây nhất là cuộc bắt tay giữ Sabeco với DN nước ngoài. 

Chính vì số thương vụ tăng mạnh nên quy mô thị trường M&A của Việt Nam đạt ở mức cao. Giá trị M&A của Việt Nam đang đứng sau Singapore, Thái Lan, Indonesia, Malaysia.

Theo thống kê của Cục Xúc tiến thương mại (Bộ Công Thương), các nhà đầu tư quan tâm đến thị trường M&A ở Việt Nam có 21% đến từ Thái Lan, 16% là Singapore, 10% Hàn Quốc, Trung Quốc chiếm 8%… Mặc dù, DN Việt nỗ lực chuẩn bị vốn cho các thương vụ, song các nhà đầu tư ngoại vẫn đang dẫn dắt thị trường M&A của Việt Nam. 

Hoạt động M&A giúp DN trong nước hoàn thiện, phát triển và mang lại hiệu quả kinh doanh tốt hơn. Đơn cử, Petrolimex với số vốn pháp định ban đầu chỉ khoảng 12.500 tỷ đồng nhưng nay con số này ở mức 80.000 tỷ đồng.

Lý do thông qua các thương vụ và một số nhà đầu tư mua lại cổ phần nên vốn của DN này liên tục tăng cao.

Tương tự, sau khi bán hơn 70% cổ phần, Công ty cổ phần chế biến hàng xuất khẩu Cầu Tre đã bổ sung thêm nhiều ngành nghề kinh doanh khác nhờ nguồn vốn bổ sung từ nhà đầu tư với tổng vốn đầu tư trên 500 tỷ đồng, nâng vốn điều lệ DN lên 1.200 tỷ đồng. 

Dự báo năm 2018 và những năm tới, các lĩnh vực bán lẻ, dịch vụ, hàng tiêu dùng, công nghiệp, bất động sản tiếp tục sôi động thị trường M&A.

Tuy nhiên, làm thế nào để các công ty trở thành mục tiêu hấp dẫn, nhiều tiềm năng và đạt chuẩn nhằm hoàn thành các thương vụ mới là vấn đề quan trọng hiện nay.

Lý do là thời gian vừa qua có nhiều DN không hấp dẫn nhà đầu tư nước ngoài vì quy mô nhỏ, tiềm năng phát triển không nhiều. 

Ghi nhận và đánh giá cao hoạt động M&A song không ít chuyên gia kinh tế cho rằng, để có thể phát triển bền vững, cạnh tranh được với các nhà đầu tư nước ngoài, DN Việt cần quyết liệt hoàn thành tái cơ cấu, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin.

Đồng thời, phân tích kỹ thị trường nhằm giảm chi phí, nâng cao chất lượng quản trị DN, quản trị rủi ro, tăng cường hợp tác, liên kết, xây dựng chiến lược kinh doanh cụ thể.

daidoanket.vn/thi-truong/soi-dong-mua-ban-doanh-ng http://daidoanket.vn/thi-truong/soi-dong-mua-ban-doanh-nghiep-tintuc390061

Có thể bạn quan tâm