Ngắm biệt thự view biển "đẹp như mơ" của nghệ sĩ Trần Tiến

Căn biệt thự mang vẻ đẹp cuốn hút với kiến trúc độc đáo đậm chất âm nhạc, tạo ấn tượng mạnh và khiến không ít khán giả phải trầm trồ...

Nhạc sĩ Trần Tiến

Được ví như một nhạc sĩ lãng du, mỗi vùng đất mà nhạc sĩ Trần Tiến đi qua như hoá thành những giai điệu. Những ca khúc ông để lại thấm đẫm tinh thần rong ruổi, tự do. Hành trình sáng tác của ông giống như một chuyến viễn du không hồi kết. Thế nhưng, gần mười năm qua, người nhạc sĩ của “Giấc mơ Chapi” ấy đã chọn dừng bước nơi Vũng Tàu - vùng đất bình yên và dịu dàng nhất của dải đất hình chữ S.

Dù là người con của Hà Nội nhưng vì lý do sức khỏe, nhạc sĩ Trần Tiến đã lựa chọn rời xa chốn đô thành để tìm về miền biển. Ông quyết định chuyển vào Vũng Tàu để an cư. Tại đây, ông và vợ tận hưởng một cuộc sống bình yên, nhẹ nhàng, mỗi ngày cùng nhau ngắm biển xanh khi bình minh lên hay khi hoàng hôn buông xuống, như một khúc nhạc dịu dàng của tuổi xế chiều
Căn biệt thự của nhạc sĩ Trần Tiến mang một thiết kế độc đáo, đậm chất nghệ sĩ nhưng vẫn toát lên vẻ hiện đại và sang trọng. Ngay từ phòng khách, dấu ấn âm nhạc đã hiện rõ với cây đàn piano trắng tinh được đặt trang trọng, nơi ông có thể vừa chơi đàn vừa phóng tầm mắt ra khung cảnh biển xanh ngoài kia. Không gian được điểm xuyết bởi những bức tranh, khung ảnh nhỏ đầy kỷ niệm, tạo nên một cảm giác ấm cúng và cá tính. Đặc biệt, bộ sưu tập đàn guitar mà ông nâng niu suốt nhiều năm cũng được trưng bày tại đây như một phần không thể thiếu trong thế giới riêng của người nhạc sĩ lãng du
Khi màn đêm buông xuống, không gian tĩnh mặc vừa đủ để nhạc sĩ cho ra đời những tác phẩm chất lượng
Vợ nhạc sĩ Trần Tiến đã từng chia sẻ về tổ ấm của ông bà, ngôi nhà được một vị kiến trúc sư yêu những tác phẩm âm nhạc của ông nên khi thiết kế đã rất hiểu và đưa những tác phẩm âm nhạc của ông vào từng chi tiết của ngôi nhà
Bà cũng cho biết, từng góc trong ngôi nhà đều mang dấu ấn âm nhạc: góc tường cong là hình dáng chiếc bầu guitar, một góc khác mô phỏng phím đàn piano, ô kính cầu thang là “nụ hoa bé bỏng” trong Tạm biệt chim én, còn ngoài vườn là những mảng đá gợi phong cảnh cao nguyên.
Trong căn nhà, có rất nhiều bức ảnh của nhạc sĩ Trần Tiến cùng những nhạc cụ đã gắn bó với ông suốt hành trình sáng tác như trống Paranưng, cồng chiêng, khèn, tù và tất cả tạo nên một không gian đậm chất nghệ sĩ và mang hơi thở văn hóa dân tộc
Trên tường nhà còn có nhiều vật lưu niệm nơi nhạc sĩ đã từng đi qua
Ngoài ra, trên các bức tường còn treo nhiều ảnh gia đình, ghi lại những khoảnh khắc ấm áp của gia đình nhỏ nhạc sĩ Trần Tiến
Bức tượng nhỏ ở góc phòng
Nhiều tấm ảnh kỷ niệm cùng các giải thưởng âm nhạc được nhạc sĩ Trần Tiến trân trọng đặt trong một góc phòng, như cách gìn giữ những dấu mốc đáng nhớ trong sự nghiệp của mình
Bức ký hoạ do cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn vẽ Trần Tiến
Trên cây đàn, nơi nhạc sĩ Trần Tiến thường ngồi sáng tác lúc nào cũng có một lọ hoa tươi, như một điểm nhấn đầy cảm hứng trong không gian âm nhạc của ông
Mỗi ngày, nhạc sĩ Trần Tiến đều dậy rất sớm để tập thể dục, sau đó sẽ ngồi ngay vào cây đàn piano tập nhạc rồi mới ăn sáng
Bên ngoài căn nhà là không gian vô cùng yên bình và thư thái, nơi vợ chồng nhạc sĩ có thể cùng nhau ngắm biển mỗi sớm bình minh hay khi hoàng hôn buông xuống
Tiểu cảnh Chí Phèo - Thị Nở được người nhạc sĩ đặt ở ven hành lang căn hộ
Vợ chồng nhạc sĩ Trần Tiến nắm tay nhau bước chậm trên bãi biển, lặng lẽ và bình yên như chính cuộc sống họ đang cùng sẻ chia

Trần Tiến sinh năm 1947, là em trai của NSND Trần Hiếu. Năm 16 tuổi, ông làm hậu đài Đoàn ca múa Hà Nội, trở thành ca sĩ của đoàn sau một năm tự học.

Năm 1971-1978, ông học Nhạc viện Hà Nội. Đến năm 1992, nhạc sĩ mở trường dạy nhạc miễn phí cho trẻ em mồ côi và có hoàn cảnh khó khăn tại TPHCM, duy trì trong 7 năm.

Phong cách sáng tác của ông thay đổi theo từng thời kỳ, khi thể hiện tình yêu nước, lúc cổ động cho tinh thần đổi mới và dân gian đương đại. Một số ca khúc nổi bật của ông: Giai điệu Tổ quốc, Vết chân tròn trên cát, Tùy hứng lý ngựa ô, Ngẫu hứng sông Hồng...

Có thể bạn quan tâm