Ngành ôtô tăng trưởng, bất động sản được hưởng lợi

Báo cáo của CBRE chỉ rõ, 3 năm qua đã có những thỏa thuận thuê đất công nghiệp và thương mại lớn liên quan đến ngành công nghiệp ôtô và khẳng định, các nhà phát triển bất động sản sẽ đóng một vai trò
Ngành ôtô tăng trưởng, bất động sản được hưởng lợi

Nhu cầu thuê thêm cho giai đoạn sắp tới, báo cáo cũng chỉ rõ. 

Nhiều nhà sản xuất linh kiện ôtô đến từ châu Âu, Mỹ và châu Á đang gia tăng thuê mặt bằng, nhà xưởng khu công nghiệp tại Việt Nam. Camoplast Solideal (Luxembourg) thuê mua 70.000 m2 đất mở nhà máy sản xuất lốp xe. Schaeffler (Đức) thuê 55.000 m2 đất công nghiệp phát triển cơ sở sản xuất.

Mercedes (Đức) thuê 5.500 m2 đất mở trung tâm phân phối linh kiện. Bentley (Vương Quốc Anh) thuê 5.000 m2 đất làm Trung tâm Dịch vụ & Showroom. Yazaki (Nhật Bản) thuê 39.000 m2 mở nhà máy sản xuất cáp điện ôtô. Mogul Federal (Mỹ) thuê 5.000 m2 mở nhà máy sản xuất ghế ngồi ôtô.

Tỷ lệ lấp đầy cao, giá cho thuê tăng chính là thách thức cho việc mở rộng quy mô sản xuất ngành công nghiệp ôtô. Tuy nhiên, điều này cũng được xem là cơ hội cho các nhà phát triển bất động sản.

CBRE phân tích, ngành công nghiệp ôtô Việt Nam vẫn còn non kém trong việc phát triển sản xuất và lắp ráp so với các quốc gia ASEAN khác, sự tích tụ các quỹ đất công nghiệp dành cho nền công nghiệp ô tô đang được gia tăng trên thị trường. Hơn nữa, mỗi vùng miền ở Việt Nam lại có những lợi thế cạnh tranh riêng biệt dựa trên sự khác biệt về tính chất kinh doanh và sản xuất cũng như quỹ đất sẵn có.

Ở miền Bắc chiếm khoảng 61% dây chuyền sản xuất, chủ yếu là ở xung quanh Hà Nội, Hưng Yên, Vĩnh Phúc và Hải Phòng, nơi hầu hết các hãng xe nổi tiếng như Toyota, Honda và Fordđặt nhà máy của họ ở đó.

Miền Nam chiếm trung bình khoảng 43,16% tổng doanh số bán ô tô của Việt Nam hàng năm. TP HCM, Đồng Nai và Bình Dương là các địa điểm ưa thích của các nhà sản xuất ôtô ở miền Nam. Nhưng quy mô và khả năng sản xuất của khu vực phía Nam (bao gồm TP.HCM, Đồng Nai, Bình Dương và Long An) nhỏ hơn nhiều so với các khu vực khác.

Khu vực miền Trung là khu vực kém phát triển nhất trong việc sản xuất, lắp ráp ô tô và phụ tùng ôtô. Thành phố Đà Nẵng và tỉnh Quảng Nam là nơi có mật độ nhà máy sản xuất ô tô tương đối cao. Tuy nhiên, khu vực miền Trung cũng đóng một vai trò quan trọng trong ngành công nghiệp ô tô Việt Nam.

Các dây chuyền lắp ráp và dây chuyền sản xuất được đặt nhiều ở các tỉnh và thành phố công nghiệp của Việt Nam nhưng không được tổ chức tốt và hoặc quy hoạch thành các khu/ cụm công nghiệp chuyên dùng ôtô.

Theo đơn vị nghiên cứu, Việt Nam có 2 trong số những cụm công nghiệp chuyên sản xuất ôtô lớn và hiện đại là Khu liên hợp ôtô VinFast, Khu Liên hợp Chu Lai - Trường Hải tập trung ở miền Bắc và miền Trung.

Trong khi đó, tại phía Nam dường như không có bất kỳ khu phức hợp sản xuất ôtô quy mô nào tương tự. Hầu hết các nhà máy lắp ráp ô tô và phụ tùng ôtô/ kho bãi được đặt trong các khu công nghiệp đa ngành.

Từ những phân tích của mình, CBRE khẳng định các nhà phát triển bất động sản sẽ đóng một vai trò quan trọng trong việc phát triển ngành công nghiệp ôtô trong nước bằng cách cung cấp cơ sở hạ tầng chuyên dụng và toàn diện đi kèm với quỹ đất cho các nhà sản xuất ô tô để tạo ra các khu liên hợp sản xuất ô tô chuyên dụng.

>> Còn hơn 22.000 tỷ đồng tồn kho bất động sản

Có thể bạn quan tâm