Nghi vấn loạt tấn công khủng bố ở Aden và sự thất bại của Ả rập Xê út

Ngày 30 ngày, một loạt vụ nổ lớn diễn ra tại sân bay ở phía nam thành phố cảng Aden của Yemen. Sự cố trở thành một loại "nghi lễ chào mừng" cho sự xuất hiện của "chính phủ đoàn kết" mới đến lãnh đạo đất nước này.

Bộ Nội vụ Yemen cho biết: 26 người thiệt mạng và hơn 50 người bị thương trong vụ nổ. Tổng thống Yemen lưu vong Abd-Rabbu Mansour Hadi chứng kiến lễ tuyên thệ nhậm chức chính phủ mới, được thành lập nhờ thỏa thuận chia sẻ quyền lực các bên ở Yemen do Ả rập Xê út làm trung gian. Điều đó cho thấy, chính phủ mới cũng vẫn nằm trong quyền kiểm soát của Ả rập Xê út.

Thành phố Aden, nơi diễn ra vụ tấn công vào sân bay quốc tế Aden

Chính phủ do Thủ tướng Maeen Abdul Malik đứng đầu, có nội các là đại diện cho các vùng phía bắc và phía nam của Yemen, số lượng thành viên từ mỗi vùng bằng nhau.

Thành lập chính phủ mới là một phần của Thỏa thuận Riyadh do Ả rập Xê-út hậu thuẫn, ký kết giữa nguyên chính phủ Yemen của ông Hadi và Hội đồng Chuyển tiếp phía Nam (STC) do Các tiểu vương quốc Ả rập thống nhất (UEA) hậu thuẫn tháng 11/2019, nhằm chấm dứt các cuộc đối đầu quân sự giữa các lực lượng của cả hai bên.

Lực lượng Houthi (phong trào AnsarAllah) không phải là một phần của thỏa thuận, và thế là cuộc chiến chống lại chính phủ Sanaa vẫn tiếp tục. Vì thế, truyền thông Liên minh quân sự do Ả rập Xê út dẫn đầu lập tức cáo buộc các cuộc tấn công do Houthi thực hiện.

Nguyên nhân của vụ tấn công không được xác minh, làm rõ và không có nhóm nào nhận trách nhiệm tấn công sân bay. Điểm đặc biệt là không ai trên máy bay của chính phủ mới thương vong.

Vài giờ sau vụ tấn công, một vụ nổ thứ hai bùng phát cạnh dinh tổng thống Aden của Maasheq, nơi các thành viên nội các bao gồm Thủ tướng Maeen Abdulmalik, cũng như đại sứ Ả rập Xê út tại Yemen, được đưa đến an toàn, truyền thông địa phương và người dân cho biết. Cũng không ai tìm hiểu về nguyên nhân vụ nổ thứ hai và không có báo cáo về thương vong.

Thủ tướng của chính phủ mới Yemen Abdul Malik lên án vụ tấn công sân bay là "phản trắc" và "hèn nhát". Ông nói: “Cuộc tấn công nguy hiểm, hèn nhát mang tính khủng bố này đặt chính phủ vào trọng tâm của sứ mệnh lớn, đó là nhiệm vụ chấm dứt cuộc đảo chính, khôi phục tình trạng kiểm soát, mở rộng sự ổn định và phục hồi đất nước của chúng ta”.

Phóng viên AFP tại sân bay cho biết nghe thấy hai tiếng nổ lớn. “Tôi nghe thấy hai tiếng nổ lớn khi các thành viên nội các đang rời khỏi máy bay”.

Cách buộc tội dễ dàng nhất, Bộ trưởng Thông tin Yemen Moammar Al-Eryani đổ lỗi cho cuộc tấn công là do lực lượng Houthi do Iran hậu thuẫn thực hiện, đồng thời nói thêm rằng tất cả các thành viên chính phủ đều an toàn.

“Chúng tôi đảm bảo rằng các thành viên của chính phủ vẫn ổn và cuộc tấn công khủng bố hèn nhát của lực lượng dân quân Houthi do Iran hỗ trợ sẽ không ngăn cản được chúng tôi thực hiện nghĩa vụ yêu nước của mình” - ông nói trên Twitter.

Thủ tướng Yemen Maeen Abdulmalik Saeed, cùng trên máy bay, tweet rằng ông an toàn sau vụ tấn công. Ông viết: “Hành động khủng bố hèn nhát nhắm vào sân bay Aden là một phần của cuộc chiến, đang được tiến hành chống nhà nước Yemen và người dân vĩ đại của chúng ta" và sẽ chỉ làm tăng thêm sự kiên quyết của chúng tôi trong việc hoàn thành nhiệm vụ của mình cho đến khi chấm dứt cuộc đảo chính (tiêu diệt Houthi), phục hồi và ổn định nhà nước, thực hiện nghĩa vụ với các liệt sĩ và chữa bệnh cho những người bị thương”.

Riyadh cũng lên án vụ tấn công sân bay. Truyền thông Vương quốc viết: "Việc nhắm mục tiêu của chính phủ Yemen khi họ đến sân bay Aden là một hành động khủng bố hèn nhát, tấn công vào toàn thể nhân dân Yemen, an ninh, sự ổn định và cuộc sống hàng ngày của người dân" - đại sứ Ả rập Xê út tại Yemen Mohammed al-Jabir đã tweet - "cho thấy mức độ thất vọng và bối rối mà những kẻ khủng bố khi Thỏa thuận Riyadh được thực hiện thành công, sự hình thành của chính phủ Yemen cũng như việc chính phủ này bắt đầu thực hiện các nhiệm vụ phục vụ người dân Yemen”.

Bộ Ngoại giao UAE cũng đưa ra một tuyên bố tương tự, khẳng định Abu Dhabi “lên án mạnh mẽ” cái gọi là “một cuộc tấn công khủng bố hèn nhát” và một “kế hoạch nham hiểm” nhằm gây bất ổn cho Yemen.

"Bộ Ngoại giao UAE nhấn mạnh việc tiếp tục các cuộc tấn công này cho thấy bản chất mối nguy hiểm mà khu vực phải đối mặt từ cuộc đảo chính của Houthi và những nỗ lực của các lực lượng du kích này nhằm phá hoại an ninh và ổn định trong khu vực" - tuyên bố nhấn mạnh rằng, liên minh quân sự Ả rập, dẫn đầu là Vương quốc Ả rập Xê-út tiếp tục ủng hộ và hỗ trợ tất cả nhằm đạt được lợi ích của nhân dân Yemen anh em và đóng góp vào sự ổn định và an ninh của quốc gia này”.

Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ Cale Brown cho biết, quốc gia này cũng “lên án mạnh mẽ” các cuộc tấn công Aden. Nhưng Mỹ không đổ lỗi cho Houthi hay bất kỳ ai khác về vụ tấn công. Ông nhấn mạnh rằng thời gian và mục tiêu rõ ràng của các cuộc tấn công "một lần nữa cho thấy ý định xấu của những kẻ cố gắng gây bất ổn cho Yemen".

Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ nói thêm: “Những cuộc tấn công như vậy không ngăn cản hoặc làm suy yếu những nỗ lực nhằm mang lại một nền hòa bình lâu dài mà người dân Yemen xứng đáng được hưởng. Những hành vi bạo lực này phải chấm dứt, và thủ phạm phải bị đưa ra công lý. Mỹ ủng hộ chính phủ hợp pháp của Yemen và sát cánh với người dân Yemen khi những người lãnh đạo đất nước này đang nỗ lực hướng tới một tương lai tốt đẹp hơn cho tất cả người dân Yemen”.

Chính phủ Sanaa (phong trào AnsarAllah) bác bỏ cáo buộc vụ tấn công ở thủ đô Yemen do Ả Rập Xê út tuyên bố. Thủ đô chính thức của Yemen - Sana'a thuộc quyền kiểm soát của Houthi.

Abdulelah Hajar, nhà ngoại giao kỳ cựu Yemen, hiện là cố vấn cho chủ tịch Hội đồng Chính trị Tối cao do Houthi lãnh đạo, gửi lời chia buồn tới các nạn nhân và đưa ra cáo buộc chống lại Ả rập Xê út.

“Không cần thông tin tình báo hay phân tích để biết rằng kẻ nào thực hiện hành động khủng bố tội phạm bằng cách đánh bom sân bay Aden chính là kẻ đã tiến hành cuộc xâm lược Yemen sáu năm trước, giết chết và làm bị thương hàng trăm nghìn người Yemen vô tội bằng các cuộc không kích và áp đặt cuộc bao vây bởi đất liền, đường hàng không và đường biển” - Hajar viết trên Facebook.

Thành viên Hội đồng Chính trị tối cao Mohammed al-Bukhaiti cũng cáo buộc Ả rập Xê-út đóng vai trò chính trong xung đột quân sự đang diễn ra với Hội đồng Chuyển tiếp phía Nam, một nhóm được UAE hậu thuẫn, cố gắng chiếm Aden và nhiều khu vực khác ở Yemen trong suốt năm 2020, bất chấp việc quyền lực - thỏa thuận chia sẻ đã được ký kết.

Những người khác trong bộ máy lãnh đạo AnsarAllah (lực lượng Houthi) của Yemen cáo buộc Hội đồng chuyển tiếp phía Nam (STC) phe được UAE ủng hộ, vốn mâu thuẫn dữ dội với chính phủ của Tổng thống Yemen lưu vong Abed Rabbo Mansour vào tháng 8 năm ngoái.

“Trên thực tế, xung đột ở Aden và các lãnh thổ Yemen khác nhau do liên minh xâm lược Yemen chiếm đóng trong một thời gian dài, đây không chỉ là xung đột chính trị, mà còn là xung đột quân sự và chiến tranh quy mô lớn, Thỏa thuận Riyadh được đưa ra là sự áp đặt từ Ả rập Xê-út đối với các bên, đặc biệt là các bên theo UAE ” - Nasreddin Amer, Phó Thư ký Trung tâm Thông tin và truyền thông chính phủ kháng chiến Yemen ở Sanaa cho biết.

Amer, lãnh đạo Trung tâm Truyền thông Ansar Allah cho biết, Hội đồng chuyển tiếp phía Nam có thể đã thất vọng về những điều khoản đạt được của thỏa thuận.

Amer nói: “Họ không mong muốn thực hiện thỏa thuận này và do sợ áp lực của Ả Rập Xê-út đã chuyển sang sử dụng một phương thức xung đột khác. Phương pháp khác này là tình huống xảy ra ngày hôm nay ở Aden, ngọn lửa bùng phát từ dưới đống tro tàn, đe dọa chính phủ mới trở thành một giải pháp cho cuộc khủng hoảng".

Nhiều khả năng Houthi không thực hiện vụ tấn công mà đó là một phe khác, có khả năng là Hội đồng Chuyển tiếp phía Nam muốn gây thêm sức ép và có thêm ảnh hưởng đối với Yemen.

Những diễn biến này cho thấy, Ả rập Xê út thực tế bất lực đối với toàn bộ tình hình chính trị ở Yemen và chính phủ mới có thể sẽ nhanh chóng tan rã trước các cuộc tấn công mới của lực lượng Houthi.

Aden, thủ đô mới của Yemen do Ả rập Xê-út lựa chọn và bảo vệ, thường xuyên gánh chịu các cuộc tấn công khiến dân thường thiệt mạng, những vụ tấn công tương tự không phải hiếm và có thể tiếp tục gia tăng với sự tham gia của IS, Al-Qaeda. Trước đó, năm 2020, STC chiếm được Aden và phải cần các cuộc đàm phán để STC giảm bớt quyền kiểm soát đối với thành phố.

Tính đến cuối năm 2020, cuộc xung đột ở Yemen trở thành thảm họa toàn diện cho Vương quốc Ả rập Xê út và các đồng minh. Ả rập Xê út không chỉ không đạt được chiến thắng quân sự trong cuộc xung đột mà trên thực tế còn có nguy cơ thất bại hoàn toàn. Liên minh do Ả rập Xê út dẫn đầu đổ vỡ và quan hệ giữa Vương quốc với UAE cũng diễn biến phức tạp. 

Cả hai quốc gia đều đóng vai trò lãnh đạo ngoại giao và kinh tế trên bán đảo Ả rập cũng như ủng hộ các phe phái khác nhau ở Yemen. Cho đến nay, chính phủ Hadi do Ả rập Xê út hậu thuẫn và STC do UAE hậu thuẫn đang ở trong tình trạng chiến tranh công khai. Sự thành lập của chính phủ mới Aden ở Yemen đến từ Ả Rập Xê-út ngày 30/12 nhằm góp phần tạo ra ít nhất một số ổn định trong khu vực liên minh chiếm đóng. Nhưng Liên minh đang đi từ thất bại này đến thất bại khác và chính phủ mới cũng không thể tạo ra được lực lượng đánh bại Houthi.

Do Houthi bác bỏ trách nhiệm, cuộc tấn công có thể được thực hiện bởi STC hoặc các nhóm khủng bố. STC được coi là một lực lượng quân sự tốt hơn so với chính phủ Hadi do Ả rập Xê-út hậu thuẫn và Riyah muốn lợi dụng điều này. IS và al-Qaeda cũng có quyền tự do hành động trong tình trạng hỗn loạn ở miền nam Yemen.

Một yếu tố khác là chính sách Mỹ-Israel ở Trung Đông. Sự hòa giải có tính chất đồng minh các chế độ quân chủ Ả Rập và Israel củng cố vị thế của Iran với tư cách là quốc gia duy nhất không chỉ tuyên bố bảo vệ Palestine và thế giới Hồi giáo, mà còn thực sự đưa vào thực tế. Sự lãnh đạo của Ả rập Xê-út sẽ chịu tổn thất nặng nề do mất lòng tin trong cộng đồng dân cư do cuộc chiến thất bại ở Yemen và gia tăng đối đầu với UAE, cả hai quốc gia này đều đang sử dụng điểm yếu của nước láng giềng để giành quyền lãnh đạo trên Bán đảo Ả Rập. .

Trong những điều kiện này, những thất bại hơn nữa trong cuộc chiến tranh ở Yemen không chỉ làm suy yếu vị thế khu vực của Ả rập Xê-út mà còn kích động một cuộc khủng hoảng chính trị trong chính Vương quốc Dầu mỏ.

Có thể bạn quan tâm