Người giả chữ ký rút 26 tỷ đồng có thể bị phạt tù chung thân

Theo luật sư, nếu tố cáo của bà Xuân là đúng, người giả chữ ký để rút 26 tỷ đồng trong ngân hàng có thể bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc chung thân. Người giả chữ ký rút 26 tỷ đồng có thể bị
Người giả chữ ký rút 26 tỷ đồng có thể bị phạt tù chung thân
Theo luật sư, nếu tố cáo của bà Xuân là đúng, người giả chữ ký để rút 26 tỷ đồng trong ngân hàng có thể bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc chung thân.

Những câu hỏi lớn vụ khách tố mất 26 tỷ đồng tại VPBank Gần đây, dư luận đang xôn xao về việc tài khoản ngân hàng của bà Trần Thị Thanh Xuân, giám đốc Công ty TNHH MTV Đầu tư và Phát triển Quang Huân (trụ sở ở Củ Chi, chuyên mua bán nông sản) đã mở tại Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank) "bỗng dưng bốc hơi" 26 tỷ đồng. Người trong cuộc hoang mang khi không biết trách nhiệm sẽ thuộc về ai, có được đền bù số tiền trên không. Phóng viên của báo Trí thức trẻ đã trao đổi với luật sư Đinh Thị Quỳnh Như – Công ty Luật An Luật, TP.HCM về những vấn đề liên quan đến vụ việc này. Luật sư Quỳnh Như cho rằng nếu không xác định được người đã rút 26 tỷ, thì ngân hàng phải có nghĩa vụ bồi thường số tiền trên cho khách hàng của mình, ảnh PA. Người giả chữ ký rút hàng chục tỷ có thể bị phạt nặng Theo Luật sư Quỳnh Như: "Ngân hàng là loại hình hoạt động đặc thù, trong đó nguyên tắc bảo vệ tài sản khách hàng được xây dựng và kiểm soát nghiêm ngặt. Vì vậy, khi khách hàng gửi tài sản cho ngân hàng thì kể từ thời điểm đó, ngân hàng phải có trách nhiệm đối với những mất mát xảy ra. Nếu ngân hàng không chứng minh được việc một tài khoản mất tiền là do hành vi cấu kết của chính chủ tài khoản, hay sự bất cẩn trong giao dịch thì ngân hàng phải là đơn vị chịu trách nhiệm". Luật sư Quỳnh Như cho rằng việc một người đưa ra tấm séc với chữ ký giả, khiến cho nhân viên ngân hàng tin rằng người đó đã được chủ tài khoản đồng ý cho rút tiền là thủ đoạn gian dối nhằm chiếm đoạt tài sản. Với số tiền chiếm đoạt lên đến 26 tỷ thì tại điểm a khoản 4 Điều về hành vi: "Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm trăm triệu đồng trở lên". Theo đó, mức hình phạt sẽ là từ 12 năm đến 20 năm, hoặc tù chung thân. Tuy nhiên, nếu người thực hiện hành vi tự nguyện ra đầu thú và khắc phục hậu quả của mình gây ra thì sẽ được xem xét, giảm nhẹ hình phạt. Trường hợp bà Xuân xác định rõ chữ ký rút tiền không phải là của mình mà có sự giả mạo, thì có quyền yêu cầu ngân hàng phải chịu trách nhiệm. Trong quá trình điều tra, ngân hàng có quyền yêu cầu làm rõ hành vi phạm tội của cá nhân liên quan dẫn đến việc mất 26 tỷ đồng này.

Người giả chữ ký rút 26 tỷ đồng có thể bị phạt tù chung thân

Chữ ký và chữ viết thật của Phạm Văn Trinh tại phòng công chứng trùng với chữ ký mang tên Giám đốc Trần Thị Thanh Xuân trong tờ séc. Ngân hàng có trách nhiệm đền bù 26 tỷ cho khách hàng? Căn cứ theo Điều 622 Bộ luật dân sự thì: "Cá nhân, pháp nhân và các chủ thể khác phải bồi thường thiệt hại do người làm công, người học nghề gây ra trong khi thực hiện công việc được giao, và có quyền yêu cầu người làm công, người học nghề có lỗi trong việc gây thiệt hại phải hoàn trả một khoản tiền theo quy định của pháp luật" Nhân viên là người đại diện cho ngân hàng thực hiện các giao dịch với khách hàng sẽ làm phát sinh quyền và nghĩa vụ của ngân hàng đối với khách hàng. Do đó, mặc dù nhân viên đã nghỉ việc thì ngân hàng vẫn phải chịu trách nhiệm đối với các hành vi nhân viên đó đã thực hiện. Vì vậy, ngân hàng VPBank cho rằng nhân viên thực hiện giao dịch đã nghỉ việc, nên họ không có quyền xử lý là một sự khoái thác trách nhiệm. Trong trường hợp ngân hàng không xác định được người đã gây ra sự việc trên thì với quyền và nghĩa vụ của mình, ngân hàng VPBank phải đền bù tổng thiệt hại cho khách hàng. "Với những thông tin hiện tại, trách nhiệm thuộc về ai, có hành vi phạm tôi xảy ra hay không, và ai là người thực hiện thì không thể có nhận định chủ quan ngay khi chưa tiếp cận thông tin đầy đủ và chính thức. Tuy nhiên, tôi cho rằng, việc ngân hàng thoái thác trách nhiệm và cho rằng đây là hành vi (nếu có) thuộc về Nhân sự đã nghỉ việc của mình là hoàn toàn trái với nguyên tắc theo quy định pháp luật. Nếu ngân hàng không thể xác định được mất mát là do đâu thì cũng phải có nghĩa vụ đền bù 26 tỷ đồng cho bà Xuân. Ngoài ra, cách hành xử của ngân hàng ở thời điểm hiện tại sẽ gây hoang mang cho người dân trong các giao dịch với ngân hàng. Đây là tâm lý rất nguy hiểm - đặc biệt với hoạt động đầy nhạy cảm này." Luật sư Quỳnh Như khẳng định. Theo thông tin trước đó, cuối tháng 3/2015 bà Xuân đã mở một tài khoản tại Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank). Theo bà Xuân, trong mùa mua bán nông sản, khách hàng thanh toán tiền hàng vào tài khoản này ước tính khoảng 26 tỷ đồng. Đến khoảng tháng 7, bà Xuân rút tiền thì phát hiện 26 tỷ đồng trong tài khoản của bà đã "không cánh mà bay". Bà Xuân đã yêu cầu nhân viên ngân hàng cho xem sao kê tài khoản thì phát hiện người thực hiện giao dịch "rút, chuyển" tiền trong tài khoản của bà chính là nhân viên Ngân hàng VPBank Đoàn Thị Thúy Hằng và người rút séc là chồng bà Hằng, tên Nguyễn Huy Nhựt, cùng 2 người bạn tên Đỗ Đình Bảo, Phạm Văn Trinh. Sau đó bà Xuân đã làm khiếu nại lên lãnh đạo ngân hàng VPBank thì người này cho rằng nhân viên đó đã nghỉ việc, hồ sơ đã chuyển cho công an điều tra, chỉ có công an mới có quyền mời nhân viên đó lên làm việc, chứ với nhân viên nghỉ việc thì ngân hàng không có quyền mời. Đến nay đã hơn 1 năm nhưng sự việc gần như đi vào ngõ cụt khiến bà Xuân vô cùng bức xúc.

Theo Trí Thức Trẻ/Soha

Có thể bạn quan tâm