Người Việt thích thanh toán bằng tiền mặt, vì sao?

Thiếu niềm tin vào hệ thống tài chính, chi phí dịch vụ tài chính quá đắt, khó khăn về giấy tờ khi mở tài khoản, địa điểm tiếp cận dịch vụ tài chính quá xa nơi ở của người dân.... là những rào cản khiế
Người Việt thích thanh toán bằng tiền mặt, vì sao?

Báo cáo về xu hướng thanh toán do Tập đoàn Tài chính JP Morgan Chase phát hành trong năm 2017, khẳng định ví điện tử và thanh toán di động sẽ là bước phát triển tất yếu của thế giới. Thanh toán di động đang mở ra một cuộc cách mạng toàn cầu về giao dịch thương mại.

Các tập đoàn công nghệ lớn trên thế giới và mạng lưới các công ty fintech (các công ty chuyên về công nghệ dành cho ngành tài chính) đều chạy đua đầu tư công nghệ và phát triển ví điện tử và thanh toán di động.

Số lượng người dùng hình thức thanh toán di động ước tính là 1.476 triệu người năm 2017 và sẽ tăng 47% vào năm 2019, trong đó khu vực Châu Á và châu Úc chiếm đa số.

Tuy nhiên, tại Việt Nam vẫn còn nhiều rào cản đối với mục tiêu thanh toán không tiền mặt. Một khảo sát của World Bank cho biết có 65% người lớn gửi, nhận tiền ngoài hệ thống chính thức hoặc trả tiền học phí, tiền hóa đơn bằng tiền mặt.

Một vài rào cản quan trọng đáng chú ý là 6,2 triệu người lớn không tiếp cận được dịch vụ tài chính vì quá xa, 2,2 triệu người cho rằng quá đắt để sử dụng, 2,3 triệu người thấy khó khăn về mặt giấy tờ khi mở tài khoản và 1,1 triệu người không có niềm tin vào hệ thống tài chính.

Theo số liệu của Global Findex năm 2014, chỉ có khoảng 1/3 người lớn có giao dịch với một một nhà cung cấp tài chính chính thức, thấp hơn mức trung bình của khu vực là 69%.

Có lẽ vì thế mà Việt Nam đi sau nhiều nước về giao dịch điện tử. Theo thống kê của World Bank, số lượng giao dịch phi tiền mặt trên bình quân đầu người của Việt Nam là 4,9, thấp hơn nhiều so với Thái Lan (59,7), Malaysia (89), hay Trung Quốc (26,1).

Tuy nhiên, Việt Nam đang có nhiều cơ hội để công nghệ thanh toán qua thiết bị di động phát triển mạnh mẽ khi thị trường bán lẻ đang tăng trưởng ấn tượng, thẻ ngân hàng và smartphone ngày càng trở nên phổ biến hơn. Cụ thể:

Thị trường bán lẻ: Việt Nam nằm trong top 3 điểm đến của các nhà đầu tư quan tâm đến thị trường bán lẻ tại châu Á. Năm 2016, thị trường bán lẻ Việt Nam đạt trị giá trên 118 tỷ USD với mức tăng trưởng 10%. (Kết quả nghiên cứu khảo sát công bố tại Hội thảo Giới thiệu triển vọng tương lai cho ngành bán lẻ 2017 vào tháng 5.2017)

Thẻ ngân hàng: tính đến hết quý 2.2017, tại Việt Nam có tổng cộng hơn 110 triệu thẻ ngân hàng đã được phát hành. Đây là một con số khá ấn tượng và theo dự đoán sẽ tiếp tục tăng trưởng mạnh mẽ, dự kiến là 150 triệu thẻ trong năm 2018, chủ yếu tập trung ở người tiêu dùng trẻ tuổi. (Theo số liệu của Ngân hàng NNVN)

Thị trường di động: nếu năm 2013, chỉ 20% dân số dùng smartphone thì tỷ lệ này đến năm 2016 là 72%. Tính đến hết tháng 6.2017, Việt Nam có khoảng 48 triệu thuê bao di động băng rộng gồm cả 3G và 4G. (Theo Báo cáo thị trường Mobile Việt Nam tháng 4 năm 2017 của Appota – nhà cung cấp các nền tảng trên smartphone)

Việt Nam là quốc gia đang phát triển có dân số đông và trẻ, trong đó hơn 50% thuộc độ tuổi lao động với thu nhập đầu người ở mức trung bình. Trong số đó, hiện chỉ có gần 40% dân số tiếp cận các dịch vụ tài chính và phần lớn là người dân thành thị. Mỗi người dân thành thị đang cùng lúc sở hữu nhiều thẻ ngân hàng nên số lượng thẻ ở thành thị chiếm tỷ lệ rất cao so với khu vực nông thôn.

Theo Thùy Linh/ Pháp luật TP.HCM

>> Tự do xài tiền đô tại Phú Quốc: Nên không?

Có thể bạn quan tâm