Nguồn gốc bất ngờ của những chiếc bánh hamburger Hoa Kỳ

Cho dù bạn đang sống ở Hoa Kỳ hay cách đó nửa vòng trái đất, thì khi cảm thấy thèm một bữa ăn kiểu Mỹ, có lẽ bạn đang sẽ tìm ngay cho mình một chiếc bánh hamburger.
Nguồn gốc bất ngờ của những chiếc bánh hamburger Hoa Kỳ

Trong khi hầu hết người Mỹ không thể nhớ tới khoảng thời gian mà không có bánh hamburger, nhưng món bánh mì kẹp thịt này thực chất chỉ bắt đầu trở nên phổ biến rộng rãi ở Hoa Kỳ khoảng một thế kỷ trước.

Rất ít nhà hàng bánh mì kẹp thịt từ thời đó vẫn còn tiếp tục phục vụ bánh mì kẹp thịt làm từ thịt tươi hàng ngày và cũng còn rất ít người phục vụ những chiếc bánh được làm đúng theo cách cổ điển như trước đây. 

hamburger

George Motz, một học giả về ẩm thực nói chung và hamburger nói riêng, đã dành hơn 20 năm cuộc đời của mình để đi khắp Hoa Kỳ nghiên cứu về hamburger. "Tôi muốn nói rằng tôi đã ăn nhiều hamburger ở nhiều nơi hơn bạn là cái chắc“, ông Motz từng hóm hỉnh nói. George Motz ước tính, ông có thể đã ăn khoảng 20.000 chiếc hamburger trong đời và chưa hề có kế hoạch dừng lại. 

Trong các chuyến du lịch của mình, George Motz đã tìm thấy một số cơ sở kinh doanh hamburger vẫn tiếp tục theo sát những tiêu chuẩn và quy trình chế biến bánh mỳ kẹp thịt giống như xu hướng của 1 thế kỷ trước. Trong khi các cơ sở như vậy còn lại rất ít, trái ngược với vô số các chuỗi cửa hàng thức ăn nhanh ngày nay, nhưng họ lại nắm giữ chiếc chìa khóa cho lịch sử của chiếc hamburger biểu tượng của nước Mỹ. 

hamburger

Bánh hamburger đã trở thành ẩm thực Mỹ như thế nào? 

Bánh hamburger là một món ăn có lịch sử nổi tiếng. Theo George Motz, câu chuyện về nguồn gốc của bánh hamburger bắt đầu từ đất nước Mông Cổ vào thế kỷ 13 khi người Mông Cổ và người Tatars chiến đấu. "Rõ ràng, người Tatars có sở thích ăn thịt cừu sống. Họ sẽ luôn mang theo thịt cừu sống dưới yên ngựa cho dù là đi bất cứ đâu. Cuối cùng khi dựng trại, họ sẽ lấy thịt cừu, băm nhỏ, có thể nêm nếm một số gia vị và thưởng thức." Món ăn này cuối cùng đã được đưa tới các công nhân và các cảng dọc theo Biển Baltic, cho phép nó tiếp cận nhiều khu vực phía tây của châu Âu bao gồm cả Scandinavia. Từ đó, nó cũng đã đến Đức và cảng Hamburg. Khi đến Đức, nhiều thế kỷ sau, món ăn này đã chuyển từ thịt cừu sống sang thịt bò băm nhỏ nấu chín, ngày nay được gọi là frikadellen.

frikadallen
Món Frikadallen của Đức.

George Motz giải thích rằng khi những người Đức di cư chờ tàu, họ đã ăn frikadellen như một lựa chọn cho một bữa ăn ngon và rẻ. Khi rời Hamburg đến Mỹ vào giữa thế kỷ 19, những người di cư đã mang theo kiến ​​thức về món ăn này cùng họ. "Frikadellen cuối cùng cũng đã đến được Hoa Kỳ, và tôi có thể tưởng tượng rằng Frikadellen chẳng mang ý nghĩa gì đối với hầu hết những người đang sống ở Hoa Kỳ trừ khi bạn là người Đức. Vì vậy, họ phải đổi tên món ăn thành 'bít tết theo phong cách của Hamburg, 'hay đơn giản là bít tết Hamburg."

Khi những người di cư Đức di chuyển về phía tây trên khắp Hoa Kỳ để làm trang trại, các hội chợ cấp nhà nước cũng bắt đầu xuất hiện. Nông dân từ mọi tầng lớp xã hội sẽ tham dự các hội chợ này để tìm hiểu về các phương pháp và thiết bị nông nghiệp khác nhau. Theo Motz, những người di cư Đức đã thành lập một quầy riêng của họ để phục vụ bít tết Hamburg. 

Ông Motz tiết lộ, xúc xích có mặt trước hamburger và ông tin rằng món bánh mì kẹp xúc xích có lẽ đã truyền cảm hứng cho một số nơi để đưa bít tết Hamburg vào bánh mì, biến chúng thành bánh mì Hamburg và cuối cùng là món hamburger của ngày này. 

hamburger

Có thể bạn quan tâm