Nhân sự ứng cử Sacombank: Chờ đợi “giờ G”

Đã có nhiều nhân sự ứng cử làm thành viên HĐQT của Sacombank, sự “ra-vào” của các ứng cử viên trong danh sách ứng viên (chính thức cũng như thông tin từ nhà đầu tư) thay đổi chóng mặt nhưng vẫn chưa đ
Nhân sự ứng cử Sacombank: Chờ đợi “giờ G”

Điều này phải chăng thể hiện một sự lúng túng của cơ quan quản lý?

Giới ngân hàng và nhà đầu tư trong 02 năm gần đây đã chứng kiến sự lùm xùm trong thay đổi nhân sự liên tục của 2 ngân hàng TMCP: Xuất Nhập Khẩu (Eximbank) và Sài Gòn Thương Tín (Sacombank).

Nhân sự cấp cao của ngân hàng có thể họ chính là ông chủ, có thể chỉ là người làm thuê nhưng họ chính là bộ não của ngân hàng thể hiện quyền lực tối ưu. Chính vì vậy, nhân sự ứng cử vào Hội đồng quản trị (HĐQT) có thể coi là sự tranh giành quyền lực tối ưu này.

Cũng giống như Eximbank trong 02 năm qua đã không thể tổ chức thành công đại hội đồng cổ đông vì cổ đông lớn tranh giành “ghế nóng”.
Hiện tình trạng của Sacombank cũng “nóng bỏng” không kém khi ứng viên ứng cử vào HĐQT nhiệm kỳ 2017 – 2021 chưa thể chốt.

Trước đó, hàng loạt ứng viên sừng sỏ muốn “nhảy” vào Sacombank, kể cả sự trở lại của ông Đặng Văn Thành, nguyên Chủ tịch HĐQT Sacombank, với đế chế mía đường Thành Thành Công (hiện là tập hợp của hơn 20 đơn vị thành viên hoạt động trên 5 lĩnh vực chính: mía đường, bất động sản, du lịch, năng lượng, giáo dục, nông sản); hay như Tập đoàn Novaland, chuyên về đầu tư và phát triển bất động sản, có vốn điều lệ gần 6.000 tỷ đồng, tổng tài sản 23.558 tỷ đồng (Báo cáo tài chính quý I/2017 của Novaland).

Tại sao kinh doanh ngân hàng đang khó khăn là thế mà nhiều nhà đầu tư lớn vẫn muốn lao vào? Đã có quá nhiều lợi thế khi là ông chủ ngân hàng, từ đó bành trướng sang các lĩnh vực khác bằng các công ty sân sau.

Tuy nhiên, hiện kinh doanh ngân hàng không phải “mạnh vì gạo, bạo vì tiền” là được, bởi đối với cơ quan quản lý, “tiền trong ví phải nắm thật chặt”.

Do đó, danh sách ứng viên ứng cử vào HĐQT của Sacombank phải rất thận trọng. Theo Luật Các tổ chức tín dụng, danh sách nhân sự cấp cao phải trình Ngân hàng Nhà nước phê duyệt trước khi trình đại hội đồng cổ đông thông qua.

Chính vì thế, sau nhiều thông tin đồn đoán trên thị trường, Sacombank (ngày 26/4) đã công bố danh sách ứng viên tham gia ứng cử vào HĐQT và Ban kiểm soát Sacombank nhiệm kỳ 2017 – 2021, với những bất ngờ khi ứng viên lại đến từ NHTMCP Liên Việt (LienVietPostBank), ông Nguyễn Đức Hưởng, nguyên Phó Chủ tịch thường trực và ứng viên đến từ công ty cổ phần Chứng khoán Liên Việt, bà Nguyễn Thị Bích Hồng, Tổng giám đốc…

Mới đây (ngày 05/6) Sacombank lại bất ngờ công bố thông tin ứng viên Nguyễn Đức Hưởng và Nguyễn Thị Bích Hồng sẽ rút lui.
Song song đó, động thái bên LienVietPostBank là sự từ nhiệm chức danh Chủ tịch HĐQT của ông Dương Công Minh. Thay thế ông Minh lại chính là ông Nguyễn Đức Hưởng, người quay trở lại với LienVietPostBank. Thị trường được một phen hốt hoảng.

Mặt khác, Đề án tái cấu trúc Sacombank cũng mới được Ngân hàng Nhà nước phê duyệt ngày 22/5/2017, ngay sau đó là sự thay đi đổi lại nhân sự cấp cao tại LienVietPostBank, nhà đầu tư có thể phỏng đoán có sự liên quan đến Sacombank?

Nhà đầu tư và cổ đông đang phấp phỏng chờ đến ngày 30/6/2017 khi Sacombank chính thức tổ chức đại hội đồng cổ đông thường niên, khi đó mới chắc chắn nhân sự cấp cao của ngân hàng này.

Theo Linh Lan/ Bizlive

 >> Vì sao ông Nguyễn Đức Hưởng rút lui khỏi Sacombank?

Có thể bạn quan tâm