Nhảy vào thị trường xe ôm công nghệ: Mai Linh quyết mạo hiểm?

Miếng bánh xe ôm công nghệ đang có sự cạnh tranh khốc liệt UberMOTO và GrabBike thì sắp xuất hiện thêm một đại diện khá quen thuộc trong làng vận tải là Tập đoàn Mai Linh.
Nhảy vào thị trường xe ôm công nghệ: Mai Linh quyết mạo hiểm?

Tung nhiều ưu đãi hút đối tác

Theo thông báo của Tập đoàn Mai Linh, ứng dụng dịch vụ xe ôm công nghệ M.Bike sẽ hoạt động chính thức từ ngày 20/11 tại Hà Nội, Đà Nẵng và TP.HCM. Để cạnh tranh với UberMOTO và GrabBike trong vấn đề tuyển lái xe Tập đoàn Mai Linh đưa ra mức chia sẻ doanh thu hấp dẫn.

Cụ thể, tỷ lệ chia sẻ doanh thu được Mai Linh ấn định ở mức 15-85. Trong đó, Mai Linh sẽ nhận 15% doanh thu từ hoạt động vận chuyển hành khách của lái xe. Tỷ lệ này thấp hơn nhiều so với mức chia sẻ doanh thu của các dịch vụ trên thị trường UberMOTO và GrabBike là từ 20-25%.

Đáng chú ý, lái xe sẽ được miễn phí 2 tháng đầu sử dụng dịch vụ kết nối. Hết thời hạn này, Mai Linh sẽ hưởng 15% doanh thu từ hoạt động vận tải của lái xe.

Những cá nhân dưới 50 tuổi, đã được cấp giấy phép lái xe đều có thể tham gia mạng lưới M.Bike. Tuy nhiên, phương tiện được các tài xế sử dụng trong quá trình cung cấp dịch vụ “xe ôm công nghệ” không được vượt quá 3 năm sử dụng. Điều này có nghĩa, những xe sản xuất trước năm 2014 sẽ không xuất hiện trong mạng lưới của M.Bike. Đây là một điều kiện đáng chú ý của Mai Linh trong tuyển công tác viên so với UberMOTO và GrabBike.

"Trong cuộc cạnh tranh xe ôm công nghệ số, lượng cộng tác viên càng đông đảo sức cạnh tranh càng cao do đặc trưng của nghề. Hiện, UberMOTO có phần hụt hơi trong cuộc tranh chấp thị phần với GrabBike do số lượng cộng tác viên của GrabBike hoàn toàn áp đảo so với UberMOTO.

Mai Linh đã công bố bảng giá đối với loại xe M.Bike thông thường, mức giá cước được áp dụng là 11.000 đồng/2km đầu. Khách hàng phải trả thêm 3.800 đồng/km tiếp theo. M.Bike Premium có mức giá cước gấp đôi M.Bike thông thường, ở mức 20.000 đồng/2km đầu và 7.000 đồng/km tiếp theo.

Không có nhiều khác biệt về giá giữa các hãng xe ôm công nghệ
Không có nhiều khác biệt về giá giữa các hãng xe ôm công nghệ


Về giá của GrapBike khá tương đồng với dịch vụ của Mai Linh công bố, giá cước phí 12.000 đồng/2km đầu giá cước sau 2km đầu cũng là 3.800 đồng/km. Chi phí GrabBike Premium (Dịch vụ mới) giá cước phí 2km đầu tiên 12.000 đồng 7.000 đồng/km tiếp theo

Cuộc cạnh tranh khốc liệt đã đẩy giá dịch vụ xe ôm công nghệ chạm đáy và gần như không thể giảm thêm được nữa. Vấn đề ở đây muốn chiếm lĩnh thị trường các hãng xe ôm công nghệ cần đẩy mạnh số lượng cộng tác viên cũng như chất lượng dịch vụ.

Tận dụng lợi thế thương hiệu có sẵn

Lần đầu tiên ra mắt vào năm 2012 với tên gọi MyTeksi tại Malaysia cùng tính năng khởi nguồn đơn giản như một dịch vụ hỗ trợ đặt taxi, với 11.000 lượt tải. Vào ngày 27/02/2014, ứng dụng này đã có mặt tại Việt Nam với tên gọi GrabTaxi. Và sau gần 2 năm hoạt động tại Việt Nam với hàng loạt dịch vụ, như: GrabTaxi, GrabBike, GrabCar, GrabExpress ra đời phục vụ cho mọi nhu cầu di chuyển của người dân Việt Nam.

Sau đó Uber có mặt tại Việt Nam, chỉ trong vài tháng cuối năm 2014, Uber đã trở thành một hiện tượng trong kinh doanh vận tải.  

Nếu như ở nhiều nước, Uber, Grab  đơn giản chỉ là kiếm thêm thu nhập thì tại Việt Nam, Uber, Grab  nhanh chóng trở thành một nghề chính. Nhiều lái xe chuyên nghiệp tham gia, gọi là taxi Uber, Grab. Không ít người đã nghỉ việc để trở thành lái xe chuyên nghiệp cho Uber, Grab. Số đầu xe và tài xế, chủ xe tăng nhanh chóng. Lái xe không ngần ngại vay lãi cả trăm triệu để đầu tư xe. Thậm chí, có những người mua thêm chục xe, thuê người lái chạy Uber, Grab...

Những năm trước đây tầm hoạt động của Taxi Mai Linh bao phủ trên phạm vi cả nước. Người tiêu dùng yêu thích hãng taxi này vì chất lượng dịch vụ, giá cả và không thể không kể đến là dấu hiệu nhận biết màu xanh đặc trưng. Vài năm trở lại đây, Taxi và xe ôm công nghệ tràn vào Việt Nam như một làn sóng lớn khiến những ông lớn như Mai Linh, Vinasun… lao đao và buộc phải thay đổi.

Với việc M.Bike sẽ hoạt động chính thức từ ngày 20/11 tại Hà Nội, Đà Nẵng và TP.HCM. Người tiêu dùng có quyền mong đợi được hưởng chất lượng dịch vụ, giá cả tốt hơn khi cuộc cạnh tranh không chỉ còn giữa Uber và Grap.

Về bộ nhận diện thương hiệu, dịch vụ xe ôm công nghệ của Mai Linh vẫn lựa chọn màu xanh giống như trên những chiếc taxi của hãng. Nhằm thu hút cộng tác viên mới, áo thun và mũ bảo hiểm màu xanh là những phần quà dành tặng 1.000 đối tác đầu tiên tham gia mạng lưới của Mai Linh.

GrabBike đang áp đảo trong thị trường xe ôm công nghệ
GrabBike đang áp đảo trong thị trường xe ôm công nghệ

Có thể nói màu xanh này khá giống với hàng taxi công nghệ GrabBike nhưng Tập đoàn Mai Linh khác biệt rất dễ nhận biết là một dải màu đen trong bộ nhận diện thương hiệu.

Một điều phải kể đến là Uber, Grab hoạt động kinh doanh dựa trên một nền tảng công nghệ dựa trên sự bùng nổ của smartphone. Hiện đa phần người dùng smartphone đã cài đặt Uber, Grab trên thiết bị di động của mình và đã sử dụng dịch vụ này vì sự tiện lợi, giá cả. Để khách hàng cài đặt và chuyển hướng sang một dịch vụ khác là một vấn đề không đơn giản.

Tập đoàn Mai Linh muốn tiếp cận và phát triển thị phần trong miếng bánh xe ôm công nghệ cần có những phương pháp và lộ trình dài hơi quảng bá, tiếp cận thị trường và cạnh tranh trực tiếp với Uber, Grab.

Có thể bạn quan tâm