Những quốc gia chê tiền mặt, hóa đơn giấy

Ở Thụy Điển đi xe buýt hay tặng tiền cho nhà thờ bạn sẽ phải dùng tới thẻ, vì quốc gia này đã giảm giao dịch tiền mặt xuống tới mức còn 3%.
Những quốc gia chê tiền mặt, hóa đơn giấy

Ở Nauy, một số nhà băng còn không cung cấp tiền mặt cho khách hàng. Đan Mạch dự kiến đến năm 2030 sẽ hoàn toàn loại bỏ tiền mặt…

Không chỉ Thụy Điển, Nauy, Đan Mạch mà Bỉ, Pháp, Mỹ, Kenya, Canada, Hàn Quốc… cũng đã tiến tới giai đoạn giảm thiểu tối đa giao dịch tiền mặt. Ở Nauy mua thức ăn trên đường phố, thậm chí mua một tờ báo, người dân sẽ phải sử dụng dịch vụ ngân hàng thông qua điện thoại di động. Ở Đan Mạch, các doanh nghiệp như các nhà bán lẻ quần áo, nhà hàng và trạm xăng dầu có quyền từ chối thanh toán bằng tiền mặt từ khách hàng. Chính phủ Đan Mạch đã đặt ra thời hạn đến năm 2030 sẽ hoàn toàn loại bỏ tiền giấy.

"Ở Bỉ, 93% dân số không còn giao dịch tiền mặt. 86% dân số sử dụng thẻ ghi nợ. Hơn nữa, chính phủ Bỉ đã áp đặt mức giới hạn là 3000 euro đối với các khoản thanh toán bằng tiền mặt trong nước, do đó thuyết phục mọi người lựa chọn giao dịch kỹ thuật số.

Trong xu hướng số hóa các giao dịch kinh tế, thì ngoài việc dần loại bỏ thanh toán tiền mặt, các doanh nghiệp cũng đã từ bỏ hóa đơn giấy. Hóa đơn điện tử giờ đã trở thành một phần rất quan trọng trong các giao dịch kinh doanh bởi sự tiện lợi, năng suất cao, giảm thiểu những nguy cơ rủi ro như bị mất, bị rách, bị cháy nổ.

Tại Việt Nam rất nhiều doanh nghiệp đã chuyển sang sử dụng hóa đơn điện tử vì sự an toàn, tiện ích, tiết kiệm chi phí cũng như tính năng suất của nó. Các cơ quan lớn có nhu cầu in hàng triệu hóa đơn một tháng đều thấy lợi ích nhãn tiền của việc in hóa đơn điện tử. Vì nó giảm thiểu thời gian lao động, nhân công lao động, tăng hiệu suất làm việc của doanh nghiệp, giảm được nguy cơ sai sót hàng loạt, cũng như giảm chi phí về không gian, nhân lực để lưu trữ hóa đơn.

Trong năm 2017, đề án phát triển thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt Nam giai đoạn 2016 - 2020 vừa được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Mục tiêu đặt ra là đến cuối năm 2020, tỷ trọng tiền mặt trên tổng phương tiện thanh toán ở mức thấp hơn 10%.

Cũng trong năm nay Bộ tài chính đặt mục tiêu đến năm 2020: 90% hàng hóa được mua bán bằng hóa đơn điện tử. Theo số liệu thống kê của Bộ Tài chính, nếu như năm 2011 mới chỉ có 30 doanh nghiệp sử dụng hóa đơn điện tử thì đến năm 2015 con số này đã là 331 và năm 2016 là 656 doanh nghiệp. Năm 2011 số lượng hóa đơn điện tử sử dụng mới chỉ là 9.014 hóa đơn thì năm 2016 đã tăng lên hơn 277 triệu hóa đơn.

Xu hướng số hóa các hoạt động kinh doanh là một xu hướng không không thể cưỡng lại.

Có thể bạn quan tâm