Nơi ở của hoàng gia Rajasthan: Khách sạn cao cấp bậc nhất tại Ấn Độ

Cung điện Umaid Bhawan trở thành một địa điểm nghỉ dưỡng lí tưởng dành cho những vị khách thượng lưu muốn hoà mình vào không gian của lịch sử và nghệ thuật.
Nơi ở của hoàng gia Rajasthan: Khách sạn cao cấp bậc nhất tại Ấn Độ

Những gì còn lại về một vùng đất cổ xưa, nơi đã được coi là kinh đô của hoàng gia Rajasthan đều được người dân Ấn Độ lưu giữ cho đến tận ngày nay. Không chỉ bảo tàng, đền thờ, hay pháo đài được bảo tồn và mở cửa cho công chúng tham quan mà cung điện hoàng gia khi xưa, nay đã được giữ gìn, tu sửa lại thành một trong những khách sạn cao cấp và nổi tiếng bậc nhất thế giới.

Cung điện Umaid Bhawan xa hoa nằm trên “Thành phố xanh” của Jodhpur, được thành lập từ năm 1943 bởi Maharaja Umaid Singh là một trong những cung điện lớn cuối cùng của Ấn Độ được xây dựng. Khi quyết định đưa cung điện vào công việc kinh doanh, ông Gaj Singh II, cháu trai của Maharaja Umaid Singh nói: “Tối muốn khách du lịch được trải nghiệm lối sống, văn hoá Ấn độ qua ẩm thực, âm nhạc, nơi ở, và sự mến khách của đội ngũ nhân viên, vốn đã ở cùng với gia đình chúng tôi qua nhiều thế hệ. Sự ấm áp và nét chân thực của địa phương chính là điều mà những khách ghé thăm đều đánh giá rất cao.”

Cung điện Umaid Bhawan từ lâu đã được coi là biểu tượng thịnh vượng của Jodhpur. Nhưng sự hình thành của cung điện lại bắt nguồn từ chính những khó khăn về tài chính của người cầm quyền. Năm 1920, một trận hạn hán và nạn đói nghiêm trọng đã quét qua khu vực Jodhpur. Nhà lãnh đạo bấy giờ, Maharaja Umad Singh đã nhìn thấy một cơ hội để thúc đẩy nền kinh tế và đặt kế hoạch cho một dự án xây dựng đầy tham vọng, kéo dài tới hơn 15 năm. Sử dụng chính nguồn lực từ các quỹ cá nhân, nhà lãnh đạo Singh đã thuê 3000 công nhân để xây dựng công trình trên đồi Chittar Hill – điểm cao nhất của “Thành phố Xanh”.

Sau đó, ông đã mời về một kiến trúc sư người Anh H.V. Lancaster để thiết kế toà cung điện, từ chất liệu sa thạch Chittar màu hồng và cẩm thạch. Mặt tiền của cung điện được trang trí kết hợp những điểm nhấn nghệ thuận truyền thống Ấn Độ, trong khi đó, nột thất bên trong lại được trưng bày những bức bích hoạ Ba Lan đáng kinh ngạc, đá cẩm thạch và mái vòm trung tâm rộng lớn.

Gia đình hoàng gia sống tại cung điện chỉ vài năm trước khi Ấn Độ tuyên bố độc lập khỏi Anh. Sau đó, Thủ tướng Indira Gandhi tước quyền của người cai trị của Rajasthani, cả về quyền lực, danh hiệu và các khoản phụ cấp hàng năm. Theo thời gian nhiều phần của cung điện cũ rơi vào tình trạng hư hỏng, nhưng riêng Umaid Bhawan thì vẫn được bảo tồn rất đẹp. Điều này nhờ vào quyết định có tầm nhìn của người cháu trai ông Gaj Singh II, chuyển đổi một phần cung điện thành khách sạn vào thời kỳ đầu của thập niên 70, giúp bù đắp chi phí bảo trì khổng lồ cho cả khu vực.

Cung điện Umaid Bhawan trở thành một địa điểm lí tưởng dành cho những vị khách thượng lưu muốn hoà mình vào không gian đậm chất nghệ thuật và lịch sử. Các dãy phòng và phòng nghỉ đều được giữ hiện trạng cổ kính, với đồ nội thất mang âm hưởng của một thế giới cũ, với ghế bọc vải thêu và những con thú nhồi bông đáng kinh ngạc.

Cung điện còn có một thư viện ấm cúng, phòng ăn sang trọng và sân thượng rộng rãi để thưởng thức trà chiều – nơi mà những thượng khách có thể bắt gặp đàn công đầy màu sắc. “Rất nhiều khách sạn hiện đại mang tới cảm giác như một nhà máy, rập khuôn và có gì đó ‘trống vắng’.” Mehrnavaz Avari, tổng giám đốc Umaid Bhawan Palace, nói với CNN Travel. “Nhưng tại Umaid Bhawan, chúng tôi luôn muốn tạo nên một trải nghiệm mang tính cá nhân hơn, cùng với đó là sang trọng và  trân trọng từ tất cả đội ngũ nhân viên, khiến thượng khách cảm thấy mình được chăm sóc như một Maharaja hay Maharani*.”

(* Maharaja và Maharani: cách gọi hoàng tử và công chúa Ấn Độ)

Nơi ở của hoàng gia Rajasthan: Khách sạn cao cấp bậc nhất tại Ấn Độ ảnh 5

Nơi ở của hoàng gia Rajasthan: Khách sạn cao cấp bậc nhất tại Ấn Độ ảnh 7

Cùng với nét văn hoá và sự cổ điển, khách sạn còn mang tới những dịch vụ hiện đại, nhằm phục vụ tốt nhất cho kì nghỉ của khách hàng. Khu vực spa chăm sóc sức khoẻ và hồ bơi trong nhà được đặt ở tầng dưới cùng của cung điện, riêng tư và kín đáo. Sân tennis và những khu vườn rực sắc trải dài trên khu cỏ Baradari. 

Mặc dù khu vực nơi ở riêng của gia đình Singh II được ngăn cách biệt và không mở cửa cho khách tới thăm, nhưng căn phòng bảo tàng với hơn 15.000 vật phẩm từ bộ sưu tập quý giá của gia đình bao gồm đồ cổ, đồ gốm, áo giáp, tranh vẽ và cả những mẫu xe hơi cổ phần nào giúp du khách biết thêm về những câu chuyện lịch sử.

“Tại Ấn Độ, và đặc biệt là Rajasthan, chúng tôi rất tự hào về văn hoá và di sản dân tộc, những cung điện tuyệt đẹp như thế này sẽ đưa bạn trở về hàng thập kỷ [nếu không muốn nói là thế kỷ] trước để biết những đế vương đã thực sự sống như thế nào. Bạn sẽ có được một cái nhìn thoáng qua về lịch sử mà khó có thể biết được bằng bất cứ cách nào khác.” Ông Mehrnavaz Avari khẳng định. 

Theo CNN Travel

Có thể bạn quan tâm