Ông Montri Suwanposri - TGĐ CTCP Chăn nuôi C.P. Việt Nam: Áp dụng chiến lược PTBV giúp tăng khả năng thích ứng với biến động

Thương Gia tiếp tục trò chuyện với đại diện của một DN có nhiều năm liền được vinh danh doanh nghiệp bền vững - C.P Việt Nam (CPV). Cuộc trò chuyện cho thấy, áp dụng chiến lược PTBV giúp CPV hoạt động linh hoạt hơn, sẵn sàng thay đổi theo hướng tích cực.
Thương Gia dã có cuộc trò chuyện ngắn với ông Montri Suwanposri - TGĐ CTCP Chăn nuôi C.P. Việt Nam để hiểu thêm về giá trị cũng như vai trò của phát triển bền vững trong tiến trình kinh doanh của doanh nghiệp
Thương Gia dã có cuộc trò chuyện ngắn với ông Montri Suwanposri - TGĐ CTCP Chăn nuôi C.P. Việt Nam để hiểu thêm về giá trị cũng như vai trò của phát triển bền vững trong tiến trình kinh doanh của doanh nghiệp

Được biết, C.P Việt Nam là một trong số những doanh nghiệp được vinh danh là doanh nghiệp bền vững nhiều năm liền của Chương trình đánh giá, công bố các doanh nghiệp bền vững tại Việt Nam do VCCI-VBCSD tổ chức. Tham dự chương trình cũng như áp dụng bộ chỉ cố CSI đã hỗ trợ cho C.P Việt Nam như thế nào trong quản trị công ty?

Công ty cổ phần chăn nuôi C.P. Việt Nam (CPV) đã đồng hành với chương trình đánh giá, công bố các doanh nghiệp bền vững tại Việt Nam từ năm đầu tiên. Trong suốt 5 năm qua, CPV luôn được vinh danh là doanh nghiệp bền vững. Năm 2020, CPV được đánh giá là Top 10 doanh nghiệp bền vững trong lĩnh vực sản xuất. Những thành tích này là kết quả của sự phối hợp của toàn bộ các ngành kinh doanh theo mô hình 3F (Feed- Farm- Food) của CPV về thực tiễn kinh nghiệm hoạt động bền vững nhiều năm qua trong các mặt quản trị - môi trường - xã hội. Đồng thời nhờ vào sự hỗ trợ, hướng dẫn nhiệt tình đúng hướng từ các đại diện của VCCI-VBCSD trong suốt quá trình thực hiện bộ chỉ số CSI của doanh nghiệp.

Bộ Chỉ Số CSI có tác động rất lớn trong hoạt động của CPV. Tham gia vào chương trình Bộ Chỉ Số CSI giúp CPV cụ thể hóa hơn lộ trình thực hiện chiến lược PTBV trong quá trình xây dựng và hoàn thiện hệ thống quản trị doanh nghiệp, tạo điều kiện cho CPV có cơ hội nâng cao uy tín, thương hiệu, cơ hội kinh doanh và hợp tác mới thông qua việc gia tăng lòng tin với các bên liên quan và đối tác, xây dựng năng lực về chuỗi cung ứng để đảm bảo chuỗi cung ứng không bị gián đoạn, góp phần vào việc phát triển kinh doanh theo hướng bền vững, nâng cao năng lực cạnh tranh của CPV trong hoạt động sản xuất kinh doanh trên thị trường.

Dịch bệnh Covid-19 hiện nay đang khiến cho việc sản xuất kinh doanh của nhiều doanh nghiệp gặp khó khăn. Việc giãn cách kéo dài khiến doanh nghiệp gặp phải những trở ngại gì?

Hiện tại tình hình dịch bệnh Covid-19 đang khiến cho việc sản xuất kinh doanh của nhiều doanh nghiệp gặp khó khăn. Cũng như các doanh nghiệp khác việc giãn cách kéo dài khiến cho CPV gặp phải một số trở ngại trong thời gian đầu về điều phối nhân sự và nguồn cung ứng nguyên phụ liệu. Tuy nhiên, là một doanh nghiệp bền vững có một hệ thống quản trị tốt với chiến lược và mục tiêu hướng đến sự phát triển bền vững, thực hiện chiến lược “An ninh lương thực” đáp ứng nhu cầu về nguồn thực phẩm dinh dưỡng và an toàn của người tiêu dùng ngay cả trong thời điểm khó khăn dịch bệnh, CPV đã lập kế hoạch đối phó với khủng hoảng một cách hiệu quả thông qua việc thực hiện kế hoạch đảm bảo “kinh doanh không gián đoạn (BCP- Business continuity plan)” thế nên hiện tại các ngành kinh doanh của CPV đã từng bước ổn định và đang hoạt động sản xuất kinh doanh thích nghi với “trạng thái bình thường mới (new normal).

Chiến lược PTBV doanh nghiệp của C.P Việt Nam đã và đang áp dụng thay đổi như thế nào trước, trong và sau khi dịch Covid-19 diễn ra?

Trước khi đại dịch Covid-19 diễn ra, CPV cũng đã thực hiện và cải tiến theo thời gian về chiến lược PTBV tại các ngành kinh doanh như đổi mới nâng cao hệ thống quản trị doanh nghiệp, hoạt động kinh doanh có lợi nhuận đi đôi với việc thực hành có trách nhiệm với môi trường và xã hội. Và chiến lược PTBV vẫn không ngừng thay đổi theo hướng tích cực để thích nghi mà còn được nâng cao tính thực thi trong quá trình đại dịch Covid-19 đang diễn ra. Chiến lược PTBV và sự thay đổi này đã giúp ích cho CPV hoạt động kinh doanh bền vững hơn, linh hoạt hơn và sẵn sàng thay đổi một cách tích cực với những biến động đã và đang, sẽ diễn ra.

Khi đại dịch được kiểm soát, C.P Việt Nam có những kỳ vọng nào để tiếp tục phát triển doanh nghiệp của mình?

Khi đại dịch được kiểm soát, CPV hy vọng bức tranh kinh tế Việt Nam sẽ được khởi sắc. Với lợi thế ngành nghề về Nông - Công nghiệp, thực phẩm CPV mong muốn ổn định, tăng trưởng và mở rộng dài hạn hoạt động sản xuất kinh doanh và xuất khẩu của mình theo hướng bền vững, thích nghi với trạng thái bình thường mới. Đây cũng là cơ hội để công ty thực hiện được nhiều hơn các hoạt động hỗ trợ cộng đồng, xã hội vượt qua khó khăn, ổn định cuộc sống.

Cảm ơn CP. Việt Nam đã tham gia cuộc trò chuyện này.

Có thể bạn quan tâm