Phê duyệt quy hoạch phát triển Khu du lịch quốc gia Mũi Né

Khu du lịch quốc gia Mũi né nằm trên dải đất ven biển từ xã Hòa phú, huyện Tuy Phong đến hết ranh giới phường Phú Hài, thành phố Phan Thiết; có diện tích khoảng 14.760 ha, diện tích vùng lõi hình thàn
Phê duyệt quy hoạch phát triển Khu du lịch quốc gia Mũi Né

Thay mặt Thủ tướng Chính phủ Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đã ký Quyết định số 1772/QĐ-TTg phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển Khu du lịch quốc gia Mũi Né, tỉnh Bình Thuận đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030.

Mục tiêu chung, tập trung đầu tư hoàn thiện hệ thống cơ sở hạ tầng vật chất, kỹ thuật du lịch, đáp ứng các tiêu chí của Khu du lịch quốc gia; thu hút các nhà đầu tư chiến lược có tầm cỡ để phát triển Khu du lịch Mũi Né trở thành một điểm đến hấp dẫn, đóng vai trò quan trọng trong hệ thống du lịch của vùng du lịch Duyên hải Nam Trung Bộ và cả nước.

Phấn đấu đến năm 2030, Khu du lịch quốc gia Mũi Né trở thành một trong những điểm đến hàng đầu của Khu vực Châu Á - Thái Bình Dương.

Cụ thể, đến năm năm 2025 đón khoảng 9,0 triệu lượt khách, trong đó khách quốc tế khoảng 1,5 triệu lượt; phấn đấu đến năm 2030 đón khoảng 14,0 triệu lượt khách, trong đó khách quốc tế đạt trên 2,5 triệu lượt.

Doanh thu từ khách du lịch năm 2025 đạt khoảng 24 nghìn tỷ đồng; phấn đấu đến năm 2030 đạt khoảng 50 nghìn tỷ đồng.

Phát triển buồng lưu trú đến năm 2025 trên 21.000 buồng và năm 2030 trên 41.000 buồng. Tạo việc làm cho khoảng 24.000 lao động trực tiếp vào năm 2025 và trên 45.000 người vào năm 2030.

Khu du lịch quốc gia Mũi Né có 04 trung tâm, quy mô 1.339 ha, gồm: Trung tâm dịch vụ Hàm Tiến, quy mô 153 ha;  Trung tâm dịch vụ Mũi Né quy mô 340 ha; Trung tâm dịch vụ Hòn Rơm - Suối Nước quy mô 492 ha; Trung tâm dịch vụ Hòa Phú - Hòa Thắng quy mô 354 ha.

Các phân khu du lịch chính của Khu du lịch quốc gia Mũi Né, gồm: Phân khu du lịch biển cao cấp Bắc Bình (diện tích khoảng 500 ha); phân khu du lịch biển Mũi Né (khoảng 340 ha) và phân khu du lịch chuyên đề - Du lịch cát (diện tích khoảng 100 ha).

Các điểm du lịch quan trọng của Khu du lịch quốc gia Mũi Né bao gồm: Danh thắng Bàu Trắng; Công viên Vui chơi giải trí Hòm Rơm. Các điểm du lịch vệ tinh, là: Đô thị du lịch Phan Thiết; các khu, điểm du lịch tại các khu vực lân cận thuộc các huyện Hàm Thuận Nam, Hàm Thuận Bắc và thị xã La Gi.

Về các tuyến du lịch chính, sẽ tập trung phát triển vào các tuyến du lịch đường bộ, tuyến du lịch đường sắt, tuyến du lịch đường biển. Đặc biệt, là tuyến du lịch đường không sẽ kết nối Khu du lịch quốc gia Mũi Né với quốc tế qua sân bay Tân Sơn Nhất (Tp.Hồ Chí Minh) và sân bay Cam Ranh (Khánh Hoà); giai đoạn sau năm 2025, phát triển các tuyến du lịch đường không từ sân bay Phan Thiết đến các thị trường du lịch trong nước và quốc tế.

Trong những năm qua, hoạt động du lịch của Bình Thuận có sự tăng trưởng đáng kể, đóng góp tích cực cho sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, từng bước đưa Bình Thuận thành một trong những điểm đến hấp dẫn của khu vực Duyên hải Nam Trung Bộ và cả nước. 

Tuy nhiên, Mũi Né cũng bộc lộ nhiều hạn chế và thách thức, ảnh hưởng đến sự phát triển bền vững như: Kết cấu hạ tầng du lịch chưa đồng bộ, nhất là giao thông đối ngoại; môi trường tự nhiên, môi trường xã hội tiềm ẩn một số nguy cơ đối với việc phát triển du lịch bền vững; sản phẩm du lịch chưa đa dạng…

>>Phó Thủ tướng chỉ đạo về việc điều chỉnh quy hoạch đường ven biển Bình Thuận

Có thể bạn quan tâm