Phó Thủ tướng phê duyệt Đồ án quy hoạch vùng tỉnh Bắc Ninh

Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng vừa ký Quyết định phê duyệt Đồ án điều chỉnh quy hoạch xây dựng vùng tỉnh Bắc Ninh đến năm 2035, tầm nhìn đến năm 2050. Theo đó, đến năm 2035 Bắc Ninh sẽ có 7 đô thị.
Phó Thủ tướng phê duyệt Đồ án quy hoạch vùng tỉnh Bắc Ninh

Quy hoạch xây dựng vùng tỉnh Bắc Ninh gắn với với quy hoạch xây dựng vùng thủ đô Hà Nội, tạo thành một cực của tam giác tăng trưởng Hà Nội - Bắc Ninh - Vĩnh Phúc, trở thành đô thị văn minh, hiện đại.

Mục tiêu của đồ án này là điều chỉnh quy hoạch xây dựng vùng tỉnh Bắc Ninh là tạo cơ sở, tiền đề để xây dựng tỉnh này thành thành phố trực thuộc Trung ương.

Về vị trí và phạm vi lập quy hoạch gồm toàn bộ ranh giới hành chính tỉnh Bắc Ninh, được giới hạn như sau: Phía Bắc giáp tỉnh Bắc Giang; phía Đông giáp tỉnh Hải Dương; phía Nam giáp tỉnh Hưng Yên; phía Tây giáp Thủ đô Hà Nội. Về quy mô lập quy hoạch, diện tích tự nhiên khoảng 822,71 km2; dân số năm 2017 khoảng 1.317.817 người.

Về hệ thống đô thị, định hướng phát triển hệ thống đô thị đến năm 2035, gồm 7 đô thị, Đô thị trung tâm Bắc Ninh; Thuận Thành; Gia Bình - huyện Gia Bình; Thứa - huyện Lương Tài; Nhân Thắng - huyện Gia Bình; Trung Kênh - huyện Lương Tài; Cao Đức - huyện Gia Bình.

Đồ án xác định 5 khu vực thuộc diện kiểm soát đặc biệt, bao gồm: Các khu vực hành lang thoát lũ như sông Đuống, sông Cầu, sông Thái Bình; các khu di tích văn hoá lịch sử quan trọng; các khu vực cảnh quan sông Đuống, Phật Tích, Núi Dạm, Núi Thiên Thai; khu vực an ninh, quốc phòng.

Bắc Ninh sẽ ưu tiên phát triển các ngành dịch vụ, du lịch chất lượng cao, có sức thu hút dân cư lớn như giáo dục đào tạo; nghiên cứu, ứng dụng khoa học và công nghệ; y tế và nghỉ dưỡng; du lịch văn hoá và thương mại.

Ngoài ra, đồ án còn đưa ra phương hướng phát triển trung tâm hội chợ triển lãm, trung tâm mua sắm và 2 logistic tại khu vực huyện Quế Võ khoảng 100 ha và khu vực huyện Yên Phong - thành phố Bắc Ninh khoảng 100 ha, trung tâm thương mại, trung tâm mua sắm, trung tâm bán buôn, siêu thị lớn gắn với trung tâm các khu vực đô thị.

Bên cạnh đó, cũng phát triển hệ thống chợ đầu mối gắn với các vùng làng nghề, vùng sản xuất nông nghiệp tập trung để hỗ trợ cho hoạt động sản xuất nông nghiệp làng nghề địa phương. Đặc biệt là hình thành  tuyến du lịch đường bộ, đường thủy trên sông Đuống và các sông khác.

Theo tầm nhìn đến năm 2050, tỉnh Bắc Ninh cùng với Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh trở thành động lực phát triển kinh tế vùng đồng bằng sông Hồng, vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ và cả nước. Đồng thời, đây cũng là đầu mối giao lưu, trung tâm du lịch văn hoá – lịch sử của vùng thủ đô. TP Bắc Ninh trở thành trung tâm phát triển có sức cạnh tranh của quốc gia và khu vực châu Á - Thái Bình Dương, trung tâm phát triển công nghệ cao của khu vực châu Á và thế giới.

Về cấu trúc phát triển, đồ án chỉ rõ cấu trúc vùng đô thị được định hướng thành vùng nội thành ở phía Bắc sông Đuống và vùng ngoại thành ở phía Nam sông Đuống theo định hướng phát triển tỉnh trở thành thành phố trực thuộc Trung ương gồm: một đô thị trung tâm Bắc Ninh (vùng nội thành), một đô thị vệ tinh loại IV (thị xã Thuận Thành), cùng 2 vùng dân cư nông thôn là Gia Bình và Lương Tàu.

 Bắc Ninh 'đổi' hơn 2.500 ha đất lấy 120 dự án

Có thể bạn quan tâm