Sau nghiên cứu, Quốc hội đồng ý kéo dài miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp đến hết năm 2025

Sau khi nghiên cứu, bàn bạc và trao đổi, Quốc hội đã biểu quyết và đi đến thống nhất thông qua Nghị quyết về việc kéo dài thời hạn miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp (SDĐNN).
Sau nghiên cứu, Quốc hội đồng ý kéo dài miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp đến hết năm 2025

Tuy nhiên, trong quá trình gửi xin ý kiến về dự án Luật Thuế tài sản còn có nhiều ý kiến rất khác nhau. Do đó, các cơ quan của Chính phủ đang tiếp tục đánh giá tổng thể chính sách thuế đối với tài sản nói chung và đối với đất đai nói riêng, trong đó có chính sách thuế SDĐNN, trên cơ sở đó sẽ trình Quốc hội hoàn thiện chính sách thuế đối với đất đai, tài sản cho phù hợp trong thời gian tới.

Bên cạnh đó, có ý kiến đề nghị cần tiếp tục ban hành chính sách thuế đối với doanh nghiệp (DN) đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn để thực sự thu hút DN đầu tư vào nông nghiệp; miễn, giảm các loại thuế, kể cả thuế TNDN trong quá trình tiêu thụ sản phẩm được chế biến, liên kết chế biến sản phẩm nông nghiệp đã được DN đầu tư vào nông nghiệp.

Theo UBTVQH, Luật Thuế TNDN hiện hành đã quy định miễn thuế đối với thu nhập từ trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng, chế biến nông sản, thủy sản, sản xuất muối của hợp tác xã; thu nhập của hợp tác xã hoạt động trong lĩnh vực nông, lâm, ngư, diêm nghiệp ở địa bàn khó khăn hoặc đặc biệt khó khăn; thu nhập của DN từ trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng, chế biến nông sản, thủy sản ở địa bàn đặc biệt khó khăn; thu nhập từ hoạt động đánh bắt hải sản.

Đồng thời, quy định mức thuế suất ưu đãi đối với DN hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp như: áp dụng mức thuế suất ưu đãi 10% (thuế suất phổ thông là 20%) đối với thu nhập của DN từ trồng, chăm sóc, bảo vệ rừng; nuôi trồng, chế biến nông, thủy sản ở địa bàn khó khăn; nuôi trồng lâm sản ở địa bàn khó khăn; sản xuất, nhân và lai tạo giống cây trồng, vật nuôi;...

Bên cạnh đó, trong thời gian qua đã rà soát bãi bỏ các loại phí, lệ phí không hợp lý trong lĩnh vực nông nghiệp nhằm giảm thủ tục hành hành chính, giảm chi phí đầu vào của doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn (chuyển 6 khoản phí trong lĩnh vực nông nghiệp sang thực hiện theo giá dịch vụ với mức thu bằng với mức thu cũ; bãi bỏ 09 khoản lệ phí trong lĩnh vực nông nghiệp). Như vậy, các chính sách về thuế, phí và lệ phí đã góp phần thu hút đầu tư và thúc đẩy sản xuất nông nghiệp như đề nghị của đại biểu Quốc hội.

Có thể bạn quan tâm