Tài xế Grab, Go viet có doanh thu chỉ 8,33 triệu/tháng đã phải nộp thuế TNCN có bất công?

Doanh thu trên 100 triệu đồng/năm, tức 8,33 triệu đồng/tháng là mức mà tài xế Grab, Go viet đã phải nộp thuế TNCN, tuy nhiên, không được giảm trừ gia cảnh, không được đóng bảo hiểm xã hội, y tế, và bỏ
Tài xế Grab, Go viet có doanh thu chỉ 8,33 triệu/tháng đã phải nộp thuế TNCN có bất công?

Nghĩa vụ tối đa, quyền lợi hạn chế?

Theo đó, Thông báo của Cục thuế Tp. Hồ Chí Minh có đưa ra một số nội dung về nghĩa vụ thuế thu nhập cá nhân mà các tài xế grab, go viet cần lưu ý, cụ thể như sau:

Doanh thu được chia của cá nhân từ hợp đồng hợp tác kinh doanh vận tải cộng với doanh thu từ hoạt động kinh doanh khác (nếu có) đạt mức trên 100 triệu đồng/năm (năm dương lịch) thuộc diện phải nộp thuế.

Ví dụ: Doanh thu dịch vụ vận tải được chia từ hợp đồng ký với Grab là 96 triệu đồng/năm, ngoài ra cá nhân được Grab thưởng trên doanh thu là 8 triệu đồng/năm, tổng doanh thu nhận được trong năm là 104 triệu đồng thuộc diện phải nộp thuế.

Thông báo của Cục thuế Tp. Hồ Chí Minh

Đối với các khoản tiền thưởng theo doanh thu: Không tính thuế GTGT, thuế TNCN tính theo tỷ lệ 1% trên tiền thưởng. Đối với khoản chi trả tiền thưởng chất lượng phục vụ theo đánh giá sao: không tính thuế GTGT, thuế TNCN 10% trên tiền thưởng từ 2 triệu đồng/lần trở lên.

Theo đó, doanh thu tính thuế, theo quy định thì số thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập cá nhân được tính trên doanh thu được hưởng nhân với tỷ lệ thuế, nên cá nhân không được trừ chi phí (xăng, bảo dưỡng xe, sửa chữa xe, …)

Đối với việc giảm trừ gia cảnh, thu nhập của cá nhân trong trường hợp này không phải thu nhập tiền lương, tiền công nên khi tính thuế thu nhập cá nhân không được tính giảm trừ gia cảnh. Thông báo của Cục thuế Tp. Hồ Chí Minh nêu rõ.

Tài xế công nghệ phản ứng

Thông báo của Cục thuế Tp. Hồ Chí Minh về cách tính thuế TNCC cho tài xế công nghệ đã gây phản ứng mạnh cho giới xe ôm công nghệ.

Cụ thể, chiều 6/9, Cục Thuế TP.HCM và Công ty Grab đã tổ chức buổi đối thoại với hàng trăm tài xế về nghĩa vụ thuế năm 2019.

Tài xế GrabBike phản ảnh tình trạng phần đông tài xế chưa có mã số thuế. Từ trước đến nay, tài xế chạy xe hai bánh được áp dụng việc đóng thuế thông qua số chứng minh nhân dân. Cơ quan thuế ủy quyền cho Grab thu hộ và thực hiện nghĩa vụ đóng thuế thay cho tài xế.

Cũng tại buổi đối thoại, nhiều tài xế GrabBike cho rằng họ là các cá nhân, chứ không phải hộ kinh doanh nên không được giảm trừ gia cảnh là không công bằng.

" Hiện ngoài mức chiết khấu Công ty Grab thu 20%, họ phải trả thêm 4,5% thuế TNCN và VAT là quá cao, trong khi họ vẫn phải chịu mọi chi phí xăng xe, bảo trì, rủi ro trên đường, cạnh tranh ngày càng cao khi lực lượng đối tác tài xế xe máy tham gia ngày càng đông… Một tài xế cho biết.

"Chúng tôi mong cơ quan thuế nghiên cứu nâng mức doanh thu trên 150 triệu đồng/năm mới chịu đóng thuế", một tài xế phát biểu tại cuộc đối thoại.

Tài xế có cần Grab “thu hộ”?

Việc Công ty Grab “thu hộ” thuế TNCN cho “đối tác” xuất phát từ công văn số: 384/TCT-TNCN của Bộ Tài chính V/v Chính sách thuế đối với hoạt động hợp tác kinh doanh của Công ty Grab Taxi gửi cục thuế các tỉnh, thành phố: Hà Nội, Đà Nẵng, Khánh Hòa, Quảng Ninh, nơi mà Công ty Grab được phép triển khai áp dụng mô hình.

Công văn số: 384/TCT-TNCN của Bộ Tài chính trả lời của công văn số 0712/CV-GRABTAXI của Công ty TNHH Grab Taxi

Tuy nhiên, công văn số: 384/TCT-TNCN của Bộ Tài chính là công văn trả lời của công văn số 0712/CV-GRABTAXI ngày 07/12/2016 của Công ty TNHH Grab Taxi (công ty Grab Taxi) đề nghị thống nhất hướng dẫn thực hiện chính sách thuế đối với hợp đồng hợp tác kinh doanh vận tải Grab Taxi tại các địa bàn ngoài Thành phố Hồ Chí Minh.

Theo đó, Công ty Grab ký hợp đồng hợp tác kinh doanh với cá nhân hoặc với tổ chức kinh doanh vận tải (trực tiếp kinh doanh vận tải hoặc thay mặt cá nhân ký hợp đồng hợp tác kinh doanh vận tải) theo quy định của pháp luật và thỏa thuận phân chia kết quả kinh doanh theo doanh thu.

Như vậy, từ đề xuất của Công ty Grab, Bộ Tài chính đã ra công văn số: 384/TCT-TNCN để thống nhất cách thu thuế TNCN của đối tác và cơ chế thu hộ mà các cục thuế các tỉnh, thành phố: Hà Nội, Đà Nẵng, Khánh Hòa, Quảng Ninh đang áp dụng như hiện nay.

Như vậy, cơ quan thuế đã thực hiện đúng nội dung tại công văn số: 384/TCT-TNCN của Bộ Tài chính. Tuy nhiên, nôi dung quy định tại công văn trên khi thực hiện đã phát sinh quá nhiều bất cập.

Thứ nhất, tại sao Công ty Grab lại có thể “thu hộ” thuế TNCN cho “đối tác”, trong khi đó, Công ty Grab không có hợp đồng lao động, không đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, cho “đối tác”? Và mỗi cá nhân đều có thể đóng thuế TNCN cho mình thì có cần thiết pháp nhân nào thu hộ?.

Thứ hai, tại sao tài xế Grab, Go viet lại phải nộp thuế TNCN mà không giảm trừ gia cảnh trong khi tính ra thu nhập của tài xế Grab, Go viet chỉ 8,33 triệu/tháng là đã phải chịu thuế TNCN?

Thứ ba, số tiền thuế “thu hộ” của Công ty Grab có được tách rời mà số tiền thuế doanh nghiệp này nộp, hay được tính chung vào tổng số thuế doanh nghiệp này nộp vào NSNN, khi trong thời gian qua có rất nhiều ý kiên cho rằng số tiền thuế mà Grab nộp NSNN là quá ít so với doanh thu và lợi nhuận mà doanh nghiệp này thu được? 

Biểu tính thuế TNCN theo Luật Thuế thu nhập cá nhân 2007 sửa đổi, bổ sung

Thu nhập tối thiểu trên 9 triệu đồng/tháng mới phải chịu thuế TNCN

Theo Điều 22 Luật Thuế thu nhập cá nhân 2007 sửa đổi, bổ sung, thuế TNCN đối với thu nhập từ kinh doanh, tiền lương, tiền công được áp dụng theo biểu thuế lũy tiến từng phần gồm 7 bậc với mức thuế suất từ 5-35% đối với từng mức thu nhập tính thuế/tháng, cụ thể:

Biểu thuế này áp dụng đối với thu nhập từ kinh doanh, tiền lương, tiền công là tổng thu nhập chịu thuế trừ các khoản BHXH, BHYT, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp…

Theo biểu thuế thu nhập cá nhân hiện tại áp dụng thu thuế cho phần tiền đến 5 triệu đồng/tháng.

Ở đây, con số 5 triệu đồng/tháng cần được hiểu chính xác là phần thu nhập tính thuế - bằng tổng thu nhập trong tháng (thu nhập chịu thuế) trừ đi các khoản giảm trừ (9 triệu đồng/tháng với bản thân người nộp thuế và 3,6 triệu đồng/tháng với mỗi người phụ thuộc…).

Như vậy, có thể hiểu đơn giản thuế TNCN chỉ áp dụng với người có thu nhập tối thiểu trên 9 triệu đồng/tháng.

>> Muốn được hưởng ưu đãi, taxi truyền thống xin chuyển đổi mô hình

Có thể bạn quan tâm