Tăng tốc cho thị trường BĐS CN phía Bắc: Chờ tín hiệu mới từ Bắc Giang

Từ đầu năm 2020, tỉnh Bắc Giang đã xin phép Chính phủ cho thành lập thêm 2 KCN mới nhằm tăng thu hút đầu tư. Nếu được phê duyệt, đây sẽ là thời cơ để tỉnh này tăng cường phát triển công nghiệo và góp phần tạo nên sự sôi động cho phân khúc BĐS CN phía Bắc.
Tăng tốc cho thị trường BĐS CN phía Bắc: Chờ tín hiệu mới từ Bắc Giang

Theo chia sẻ của ông Dương Văn Thái – Chủ tịch UBND tỉnh, trong những năm qua, Bắc Giang xác định tập trung phát triển công nghiệp để trở thành một trong những động lực tăng trưởng của tỉnh, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động.

“Để làm được điều này, Bắc Giang đã tập trung cải cách môi trường đầu tư kinh doanh, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho nhà đầu tư đồng thời quan tâm tập trung đồng bộ cơ sở hạ tầng, đặc biệt là hạ tầng giao thông và sau đó là hạ tầng các KCN”, ông Thái chia sẻ.

Bên cạnh đó, các vấn đề liên quan đến công tác quy hoạch và quản lý quy hoạch cũng rất được chú trọng để tạo tiền đề tốt cho quá trình đầu tư KCN và lĩnh vực đầu tư cơ sở hạ tầng ngoài KCN. “Chúng tôi chú trọng cải cách thủ tục hành chính, giảm các thủ tục phiền hà và nâng cao chất lượng của đội ngũ cán bộ trong quá trình thực hiện các thủ tục hành chính cho người dân và doanh nghiệp; cuối cùng là nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đẩy mạnh đào tạo nghề cho người lao động để từ đó tăng thêm tính cạnh tranh và thu hút đầu tư vào các KCN của tỉnh”, ông Thái chia sẻ thêm. 

Ông Dương Văn Thái – Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang khẳng định, trong những năm qua, tập trung phát triển công nghiệp là một trong những động lực góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động của tỉnh
Ông Dương Văn Thái – Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang khẳng định, trong những năm qua, tập trung phát triển công nghiệp là một trong những động lực góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động của tỉnh

Tại khu vực phía Bắc, Bắc Giang có một vị trí địa lý thuận lợi khi nằm ở cửa ngõ thủ đô Hà Nội và tuyến hành lang Nam Ninh - Lạng Sơn - Hà Nội - Hải Phòng. Đồng thời, đây là tỉnh có diện tích rừng tự nhiên tương đối lớn đặc biệt là dân số đông với 1,8 triệu người, đứng thứ 13 cả nước.

Đối với các chủ đầu tư, việc lựa chọn KCN có vị trí có khả năng kết nối nhiều tuyến đường, tỉnh thành và hệ thống cửa khẩu, cảng biển luôn là đặc điểm được ưu tiên. Theo nhận định của ông Trần Sỹ Nam – TGĐ Công ty TNHH Hoà Phú – Chủ đầu tư KCN Hoà Phú, vị trí kết nối của KCN rất quan trọng để tạo dấu ấn với doanh nghiệp cũng như tạo lợi thế cạnh tranh cho KCN. 

“Đơn cử, từ KCN Hoà Phú đến đi cảng biển Hải Phòng chỉ mất 2 giờ đồng hồ, đi đến cảng biển Cái Lân hay cửa khẩu Lạng Sơn cũng chỉ mất 2,5 tiếng hay di chuyển ra sân bay Nội Bài cũng chỉ mất 20 phút đi ô tô. Thậm chí, để di chuyển vào trung tâm TP. Hà Nội thì chỉ mất khoảng 40 phút. Đây chính là những lợi thế mà KCN Hoà Phú có được để hấp dẫn hơn trong mắt các nhà đầu tư”, ông Nam khẳng định. 

Ông Trần Sỹ Nam – TGĐ Công ty TNHH Hoà Phú – Chủ đầu tư KCN Hoà Phú nhận định, yêu cầu của các nhà đầu tư trong giai đoạn gần đây có nhiều sự khắt khe hơn. Họ chú trọng vào sự đầu tư đồng bộ cơ sở hạ tầng của KCN.
Ông Trần Sỹ Nam – TGĐ Công ty TNHH Hoà Phú – Chủ đầu tư KCN Hoà Phú nhận định, yêu cầu của các nhà đầu tư trong giai đoạn gần đây có nhiều sự khắt khe hơn. Họ chú trọng vào sự đầu tư đồng bộ cơ sở hạ tầng của KCN. 

Yêu cầu của các nhà đầu tư, đặc biệt là các công ty, tập đoàn quốc tế, đa quốc gia trong giai đoạn gần đây có nhiều sự khắt khe hơn. Họ quan tâm đầu tiên đến sự đầu tư đồng bộ cơ sở hạ tầng bên cạnh đó là khả năng kết nối giao thông, trung tâm kinh tế - xã hội hay nguồn lao động có chất lượng cao. Ngoài ra, các doanh nghiệp cũng quan tâm đến các ưu đãi đầu tư, thủ tục liên quan đến đầu tư xây dựng của tỉnh. 

“Sự đồng bộ về cơ sở hạ tầng của KCN Hoà Phú là một trong yếu tố được các doanh nghiệp đánh giá cao khi đặt vấn đề tìm hiểu và xúc tiến đầu tư. Đến nay, chúng tôi đang hoàn thiện hệ thống hạ tầng như giao thông, cấp thoát nước. Đặc biệt là nhà máy xử lý nước thải với công suất 6.000m3/ngày đêm và nhà máy sản xuất nước sạch với công suất 8.000m3/ngày đêm và đường truyển tải điện 110 kV để đáp ứng nhu cầu sản xuất của nhà đầu tư. Đây là những yếu tố khiến KCN Hoà Phú có thêm lợi thế khi đặt vấn đề hợp tác với các doanh nghiệp”, ông Nam khẳng định. 

Đang là tỉnh có nhiều điểm sáng về thu hút BĐS CN nhưng Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang cho biết, tỉnh này đang có một khó khăn. Đó là là quỹ đất công nghiệp trong quy hoạch phát triển CN giai đoạn 2011 - 2020 còn hạn chế. 

Bắc Giang được Thủ tướng đồng ý cho phéo thành lập trong quy hoạch CN giai đoạn 2011 - 2020 là 6 khu công nghiệp với diện tích 1.462ha, đến nay 5 KCN đã lấp đầy và tỷ lệ lấp đầy trên 85%.
Bắc Giang được Thủ tướng đồng ý cho phéo thành lập trong quy hoạch CN giai đoạn 2011 - 2020 là 6 khu công nghiệp với diện tích 1.462ha, đến nay 5 KCN đã lấp đầy và tỷ lệ lấp đầy trên 85%.

Hiện nay, Bắc Giang được Thủ tướng đồng ý cho phéo thành lập trong quy hoạch CN giai đoạn 2011 - 2020 là 6 khu công nghiệp với diện tích 1.462ha, đến nay 5 KCN đã lấp đầy và tỷ lệ lấp đầy trên 85%. Chính vì vậy, dư địa để phát triển công nghiệp trong năm 2020 cơ bản gần như chỉ còn 100 ha đất công nghiệp. 

“Để giải quyết vấn đề này, ngay từ đầu năm 2020, Bắc Giang đã xin phép Chính phủ cho thành lập thêm 02 KCN mới có diện tích trên 1.300 ha. Hiện nay, hồ sơ và thủ tục đã được trình lên các Bộ ngành và cơ bản được nhất trí phương án thành lập, đang trình Thủ tướng phê duyệt. Nếu được Thủ tướng đồng ý thì cuối năm 2020, Bắc Giang sẽ có thêm quỹ đất thu hút thêm các nhà đầu tư. Bắc Giang đang rất mong chờ nhận được sự phê duyệt này”, ông Thái chia sẻ. 

BĐS CN đang trở thành phân khúc hấp dẫn nhất của thị trường BĐS. Thị trường BĐS CN dường như không chịu nhiều tác động của dịch Covid-19 khi giá đất của phân khúc này vẫn tăng cao 6,2%, theo báo cáo mới nhất của Bộ Xây dựng. 

Bên cạnh đó, trong quá trình khống chế dịch Covid-19, Việt Nam đang trở thành một điểm sáng với cách phòng chống dịch hiệu quả mà chi phí thấp. Đây là một lợi thế của Việt Nam đối với quốc tế. Có thể khẳng định, trong chiến dịch chống Covid-19 thời gian qua thì Việt Nam cơ bản dành thắng lợi.

“Tỉnh Bắc Giang đến nay, vẫn chưa ghi nhận bất kỳ trường hợp nào dương tính với Covvd-19. Chúng tôi là tỉnh được đánh giá của nguy cơ thấp trong tình hình dịch Covid-19 này. Đây là yếu tố khiến nhiều nhà đầu tư cảm thấy an tâm và khiến Bắc Giang trở nên hấp dẫn hơn với các doanh nghiệp muốn nhanh chóng hoạt động trở lại. Tuy nhiên, chúng tôi vẫn không chủ quan và chú trọng triển khai nhiều biện pháp để phòng chống dịch nhằm đảm bảo sự phát triển kinh tế cũng như sức khoẻ của người dân và cộng đồng. Chính điều này sẽ là cơ hội cho Việt Nam nói chung và của Bắc Giang nói riêng trong thời gian tới đây”, ông Thái khẳng định.

Tiếp nối thành công của sự kiện lần thứ nhất, Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế TƯ (Bộ KH&ĐT) – Hiệp hội Bất động sản VN và Tạp chí Thương Gia tổ chức Diễn đàn BẤT ĐỘNG SẢN CÔNG NGHIỆP VIỆT NAM 2020 – Lần thứ II: “Thời cơ vàng trong vận hội mới” mang đến những thông tin mới nhất về diễn biến của thị trường BĐS CN và tìm kiếm các giải pháp để thị trường phát triển đúng tiềm năng. Qua đó, các nhà đầu tư trong và ngoài nước có thể tiếp cận các thông tin quy hoạch quỹ đất tại từng địa phương và chính sách ưu đãi thu hút đầu tư.

Diễn đàn có sự tham gia của đại diện các cơ quan quản lý nhà nước, các chuyên gia, các hiệp hội, các tổ chức quốc tế; các doanh nghiệp Việt Nam, các doanh nghiệp nước ngoài; cơ quan thông tấn báo chí. Đặc biệt có đại diện các địa phương đang có quỹ đất cần thu hút đầu tư; các chủ đầu tư của các khu công nghiệp, cụm công nghiệp trên toàn quốc.

Sự kiện sẽ là cơ hội quảng bá thương hiệu, kết nối kinh doanh tuyệt vời và là cơ hội để tìm hiểu sâu hơn các cơ hội đầu tư, kinh doanh trong thị trường BĐS Công nghiệp.

Thời gian: 8h00, Thứ Năm, ngày 19 tháng 6 năm 2020

– Địa điểm: Trung Tâm Hội Nghị Quốc Tế ICC – 11 Đường Lê Hồng Phong, Ba Đình, Hà Nội.

– 4 Ngôn ngữ: Tiếng Việt, Tiếng Anh, tiếng Hàn, Tiếng Nhật.

Có thể bạn quan tâm