Thấy gì từ dự án 34 nghìn tỷ đồng do PVC xây dựng?

Dưới thời của Trịnh Xuân Thanh, Tổng công ty CP Xây lắp Dầu khí Việt Nam (PVC) đã trúng gói tổng thầu xây lắp dự án “khủng” Nhà máy nhiệt điện Thái Bình 2, có tổng mức vốn hơn 34.295 tỷ đồng. Song tiề
Thấy gì từ dự án 34 nghìn tỷ đồng do PVC xây dựng?

Dưới thời của Trịnh Xuân Thanh, Tổng công ty CP Xây lắp Dầu khí Việt Nam (PVC) đã trúng gói tổng thầu xây lắp dự án “khủng” Nhà máy nhiệt điện Thái Bình 2, có tổng mức vốn hơn 34.295 tỷ đồng. Song tiền tạm ứng từ chủ đầu tư lại đem trả nợ, góp vốn dẫn tới thua lỗ…

Mới đây, Cơ quan cảnh sát điều tra, Bộ Công An (C46) đã khởi tố 5 bị can nguyên là lãnh đạo của tổng công ty PVC, gồm: Trịnh Xuân Thanh, nguyên chủ tịch HĐQT, Vũ Đức Thuận, nguyên Tổng giám đốc… về tội “Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế, gây hậu quả nghiêm trọng”. Trong giai đoạn 2011-2013, do Trịnh Xuân Thanh và thuộc cấp nắm quyền, PVC đã “vung tay” góp vốn vào nhiều công ty hoạt động kém hiệu quả… “Con cưng” của PVN Trước đây, PVC liên tục được đảm nhận triển khai xây dựng nhiều dự án, công trình lớn do Tập đoàn dầu khí Việt Nam (PVN) đầu tư. Đáng chú ý là dự án nhà máy nhiệt điện Thái Bình 2 với tổng vốn đầu tư “khủng” lên tới 34.295 tỷ đồng, tương đương 1,7 tỷ USD. Hồi năm 2011, PVC đã ký hợp đồng giao cho PVC là tổng thầu EPC (thiết kế-xây dựng- lắp đặt) công trình nhà máy nhiệt điện Thái Bình 2. Cụ thể, nhà máy này có công suất thiết kế 1.200 MW, gồm 2 tổ máy nằm trong trung tâm điện lực Thái Bình và dự kiến cung cấp 6,7 tỷ KWh điện mỗi năm. PVN đã rầm rộ khởi công dự án vào tháng 2/2011, theo kế hoạch sẽ đi vào vận hành trong năm 2015. Tuy nhiên, tiến độ thi công thực tế bị chậm trễ, dự kiến đến cuối năm 2016 mới vận hành tổ máy số 1 của Nhiệt điện Thái Bình 2. Nguyên nhân chậm tiến độ có thể do việc sử dụng vốn không đúng mục đích. Được biết, ngay trong năm 2011, PVN đã tạm ứng cho dự án này là 1.312 tỷ đồng và 6,6 triệu USD. Nhưng theo kết quả điều tra ban đầu, PVC đã sử dụng 1.080 tỷ đồng tiền tạm ứng để thanh toán nợ gốc vay ngân hàng 425 tỷ đồng, trả lãi vay uỷ thác của PVN, hỗ trợ vốn Nhà máy Nhiên liệu sinh học Phú Thọ 74 tỷ đồng; hỗ trợ vốn công trình Vũng Áng 103 tỷ đồng; hỗ trợ vốn cá công trình khác 156 tỷ đồng… Theo báo cáo tài chính, năm 2012, chi phí đầu tư của PVC vào dự án Nhiệt điện Thái Bình 2 chỉ là 132,7 tỷ đồng và năm 2013 là 801,7 tỷ đồng. Còn báo cáo năm 2011 không đề cập tới giá trị đầu tư của PVC vào dự án này. Ngoài ra, PVC còn sử dụng tiền tạm ứng trên để góp vốn vào 5 công ty con gồm: Công ty PVC-MS 102 tỷ đồng; Công ty PVC-Land 50 tỷ đồng; Công ty PVC-Hoà Bình 55 tỷ đồng; Công ty PVNC 30 tỷ đồng và Công ty PVC-Mekong 30 tỷ đồng. Đến nay có 3 công ty kinh doanh thua lỗ, không thu hồi được vốn khiến PVC phải trích lập dự phòng và hạch toán kinh doanh thua lỗ. Trong khi PVC “vung tiền” đầu tư kém hiệu quả, thì PVN phải xoay sở, thu xếp nguồn tài chính cho dự án Nhiệt điện Thái Bình 2. Đến tháng 8/2013, PVN ký được hợp đồng tín dụng vay Ngân hàng hợp tác quốc tế Nhật Bản (JBIC) và một số tổ chức tín dụng khác tổng số 226 triệu USD. Đến tháng 12/2013, PVN vay tiếp các tổ chức tín dụng quốc tế được 795,25 triệu USD… Nhờ đó, dự án nhiệt diện Thái Bình 2 đã có nguồn tài chính để đẩy nhanh tiến độ xây dựng. Đầu tư thua lỗ, ai chịu? Dưới thời điều hành của Trịnh Xuân Thanh, PVC đã “vung tiền” đầu tư góp vốn, liên kết với nhiều công ty để đầu tư chứng khoán, bất động sản… song bị thua lỗ, âm cả vốn doanh nghiệp. Đáng kể đến là các khoản đầu tư vào hai công ty là PVC-Land (PVC sở hữu 70% vốn) và PVC-Mekong (nắm 50%). Giai đoạn 2011-2015, do kinh doanh thua lỗ nên PVC đã phải trích lập dự phòng cho khoản đầu tư tài chính vào PVC - Land là gần 203 tỷ đồng đến cuối 2013… Đến cuối năm 2013, PVC đã rót vào PVC –Mekong 153 tỷ đồng (gồm 30 tỷ đồng từ tiền tạm ứng dự án nhiệt điện), và PVC đã phải trích dự phòng tới 147 tỷ đồng cho khoản đầu tư này đến cuối năm 2013. Báo cáo tài chính cho hay, khi ông Thanh điều hành, PVC đã rót tiền đầu tư vào hàng loạt dự án lớn, lên tới 3.210 tỷ đồng vào cuối năm 2012, sau tăng lên 3.677 tỷ đồng vào cuối năm 2013. Cụ thể, đến cuối năm 2013, chi phí đầu tư dở dang ở dự án nhiệt điện Vũng Áng 1 là 594 tỷ đồng, dự án chung cư Mỹ Phú (Q7, TP.HCM) là 381 tỷ đồng, công trình Ethanol là 336,6 tỷ đồng, chung cư Thăng Long (Q9, TP HCM) là 322,9 tỷ đồng, dự án cao ốc Petrovietnam Landmark  299 tỷ đồng… Trong số này, dự án Petrovietnam Landmark – do PVC-Land đầu tư đã gây nhiều tai tiếng xấu khi nằm “đắp chiếu” bỏ hoang suốt 5 năm liền. Hàng trăm khách hàng bỏ tiền mua nhà tại dự án này cũng khổ sở, vật vã kiện đòi chủ đầu tư giao nhà mà không được. Thực tế, chủ đầu tư đã bán được gần hết 410/418 căn hộ dự án, thu số tiền tới 80-100% giá trị căn hộ. Vậy hàng trăm tỷ đồng thu từ bán nhà này đã đi “chạy” đâu? Với hoạt động đầu tư kém hiệu quả, sử dụng nguồn vốn sai mục đích, có dấu hiệu chiếm đoạt tiền của người mua nhà… PVC ngày càng “sa lầy” vào hố sâu nợ nần, thua lỗ. Tính đến hết 31/3/2016, PVC ghi nhận lỗ luỹ kết 1.766 tỷ đồng, vốn chủ sở hữu thực còn 2.379 tỷ đồng so với trên sổ sách 4.000 tỷ đồng. Những thiệt hại của PVC từ thời Trịnh Xuân Thanh, Vũ Đức Thuận… “lộng hành” này, đến giờ còn những ai tiếp tục phải chịu trách nhiệm trước pháp luật?

Theo Hải Hà /TBKD

Có thể bạn quan tâm