Thế vận hội Mùa đông đầu tiên đặt các Hệ thống cốt lõi trên Alibaba Cloud

Tập đoàn Alibaba thúc đẩy số hóa để hướng đến một Thế vận hội Mùa đông hiệu quả, bền vững và toàn diện hơn.
Thế vận hội Mùa đông Bắc Kinh 2022 đã chuyển đổi thành công các dịch vụ công nghệ thể thao cốt lõi của sự kiện sang Alibaba Cloud.
Thế vận hội Mùa đông Bắc Kinh 2022 đã chuyển đổi thành công các dịch vụ công nghệ thể thao cốt lõi của sự kiện sang Alibaba Cloud.

Sự chuyển đổi này nhằm tạo ra trải nghiệm an toàn hơn, hiệu quả hơn, bền vững và toàn diện cho những người tham gia cũng như khán giả từ khắp nơi trên thế giới trong bối cảnh đại dịch Covid-19 vẫn đang tiếp diễn.

Trong nỗ lực tăng cường số hóa của Ủy ban Thế vận hội Quốc tế (IOC), Thế vận hội Mùa đông Bắc Kinh 2022 đã chuyển đổi thành công các dịch vụ công nghệ thể thao cốt lõi của sự kiện sang Alibaba Cloud, đơn vị công nghệ kỹ thuật số và xương sống trí tuệ của Tập đoàn Alibaba.

“Thế vận hội Mùa đông Bắc Kinh 2022 sẽ được ghi nhớ không chỉ bởi những màn thi đấu đầy phấn khích và những thành tích phi thường đến từ các vận động viên khắp nơi trên thế giới, mà còn vì những tiêu chuẩn mới mà sự kiện lần này đã đặt ra để thúc đẩy một Thế vận hội toàn diện, bền vững và hiệu quả hơn”, ông Jeff Zhang, Chủ tịch Alibaba Cloud Intelligence cho biết.

Năng lực đám mây tiên tiến nhằm tăng hiệu quả của nhà tổ chức

IOC cùng Ủy ban tổ chức Olympic Mùa đông và Paralympic Bắc Kinh (BOCOG) đã thực hiện một kế hoạch tổng thể cho hai sự kiện này. Kế hoạch bao gồm việc triển khai các hệ thống hoạt động chính do Atos, đối tác công nghệ thông tin (CNTT) toàn cầu của IOC cung cấp, như Hệ thống Quản lý các môn thể thao (GMS), Hệ thống Quản lý Thế vận hội (OMS) và Hệ thống Phân phối Thế vận hội (ODS). Tất cả đều đã được chuyển sang cơ sở hạ tầng đám mây của Alibaba.

Thế vận hội Mùa đông Bắc Kinh 2022 đã thực hiện một bước tiến xa hơn với các dịch vụ đám mây, tiết kiệm thời gian và chi phí đầu tư vào cơ sở hạ tầng CNTT, phần cứng và công tác quản lý liên quan. Với khả năng lữu trữ đám mây tiên tiến giúp phân tích thông tin theo thời gian thực, việc lập kế hoạch và quản lý cho Thế vận hội đã được hợp lý hóa, và cải thiện hơn nữa để mang lại trải nghiệm liền mạch hơn cho người dùng.

Công nghệ đám mây giúp thế giới xích lại gần nhau hơn

Thế vận hội Mùa đông Bắc Kinh 2022 cũng giới thiệu một loạt cải tiến công nghệ được phát triển để mang lại trải nghiệm toàn diện hơn cho người hâm mộ ở nhiều địa điểm. Alibaba đã giới thiệu Cloud ME, công nghệ trình chiếu thực tế được hỗ trợ bởi đám mây, tạo điều kiện cho các tương tác xã hội từ xa. Công nghệ này xoá nhoà khoảng cách bằng cách cho phép mọi người gặp gỡ và trò chuyện với nhau thông qua những hình ảnh sống động theo tỷ lệ 1:1.

Ngoài ra, Alibaba còn giới thiệu Dong Dong, một người ảo có tầm ảnh hưởng (influencer), 22 tuổi, đến từ Bắc Kinh. Dong Dong được tạo ra để giao lưu với người hâm mộ trên toàn cầu cũng như chia sẻ những thông tin thú vị liên quan đến Thế vận hội.

“Cô ấy có giọng nói tự nhiên và truyền tải nhiều cảm xúc đa dạng như người thật. Sự chân thực này đặc biệt hiệu quả khi tương tác với khán giả nhỏ tuổi. Từ ngày 4 đến ngày 20 tháng 2, buổi phát trực tiếp của Dong Dong đã thu hút hơn 2 triệu lượt xem với hơn 100.000 người hâm mộ”, đại diện Alibaba cho biết.

Bên cạnh đó, nhằm cung cấp những nội dung hay nhất Thế vận hội cho khán giả toàn cầu, công nghệ điện toán đám mây của Alibaba mang đến Dịch vụ Truyền hình Olympic, mang đến các chương trình chất lượng cao cho người hâm mộ trên toàn thế giới để đồng hành và ủng hộ cho Thế vận hội mọi lúc, mọi nơi và trên mọi thiết bị.

Công nghệ đám mây đang được sử dụng tại Thế vận hội Mùa đông Bắc Kinh năm 2022.
 Công nghệ đám mây đang được sử dụng tại Thế vận hội Mùa đông Bắc Kinh năm 2022.

Những đổi mới bền vững cho tương lai của Thế vận hội

Lần đầu tiên việc phân phối tín hiệu phát sóng trực tiếp của Thế vận hội qua đám mây đã được triển khai, cung cấp cho các đơn vị nắm giữ quyền phát sóng (RHB) các tùy chọn linh hoạt và hiệu quả về chi phí. Thông qua Thế vận hội Mùa đông, 6.000 giờ chiếu đã được sản xuất bởi Dịch vụ phát sóng Olympic (OBS) và truyền tới hơn 220 quốc gia và vùng lãnh thổ.

Máy chủ video của OBS được lưu trữ hoàn toàn trên đám mây, cung cấp một hệ thống hiệu quả và mở rộng linh hoạt cho các RHB, đồng thời giảm đầu tư phần cứng tại chỗ. Với Content +, RHB có thể truy cập từ xa tất cả nội dung được sản xuất trong Thế vận hội một cách dễ dàng, bao gồm cả nội dung trực tiếp.

Việc triển khai OBS Live Cloud cũng cung cấp một giải pháp thay thế đầu tư lớn cho các RHB và các thành phố đăng cai, khi các nội dung liên quan đến Thế vận hội có thể được truyền qua đám mây công cộng, giảm thiểu hiệu quả lượng khí thải carbon của các hoạt động liên quan đến phát sóng.

Ngoài ra, OBS cũng tận dụng các video đa góc quay với Alibaba, cung cấp các video phát lại các màn trình diễn nổi bật đối với môn trượt băng nghệ thuật và trượt băng tốc độ trong vòng vài giây, mang lại trải nghiệm xem hấp dẫn và năng động cho khán giả trên khắp thế giới thông qua RHB trên đám mây.

Ilario Corna, Giám đốc Công nghệ Thông tin của IOC cho biết, thế vận hội Bắc Kinh 2022 ủng hộ những sự đổi mới cũng như thành công trong thể thao.

“Tôi rất vui khi thấy công nghệ đám mây đang được sử dụng tại Thế vận hội Mùa đông, không chỉ mang lại lợi ích cho các vận động viên, người hâm mộ và nhân viên vận hành, mà còn giúp chúng tôi thể hiện tham vọng đưa Thế vận hội dẫn đầu về tính bền vững”, ông Ilario Corna nói.

Có thể bạn quan tâm