Tỉnh Thừa Thiên Huế vẫn quyết xây cáp treo trên đỉnh Bạch Mã

Đầu tháng 9 vừa qua, tỉnh Thừa Thiên Huế một lần nữa gửi công văn đến Bộ Tài nguyên và Môi trường đề xuất bộ này xem xét đề án về quy hoạch khu du lịch sinh thái Bạch Mã, trong đó (vẫn) đề cập đến việ
Tỉnh Thừa Thiên Huế vẫn quyết xây cáp treo trên đỉnh Bạch Mã

Công văn của UBND tỉnh Thừa thiên Huế về việc xin ý kiến về Đồ án Quy hoạch phân khu xây dựng (tỷ lệ 1/2000) khu du lịch sinh thái Bạch Mã có ghi rõ, cáp treo dự kiến có 2 tuyến. 

Tuyến 1 đi từ Trạm cơ sở (khu A) lên đỉnh Bạch Mã (Khu B) có chiều dài dự kiến 4km với hành lang bảo vệ khoảng 26m; Phạm vi diện tích nghiên cứu khoảng 10,4 ha.

Tuyến 2 đi từ ga đỉnh Bạch Mã (cao 1.450m) đến ga cuối khu vực Ngũ Hồ (cao 1.150m). Quy mô chiều dài 1,5m, hành lang bảo vệ khoảng 26m.

Một năm trước, tỉnh Thừa Thiên Huế đã gặp phải nhiều ý kiến phản đối từ nhiều chuyên gia, nhà khoa học, đại biểu quốc hội khi đề trình đề án này lên Bộ Xây dựng, đề xuất xây dựng hệ thống cáp treo gồm 3 tuyến. Điểm đầu của cáp treo là khu vực Cầu Hai và điểm kết thúc là tại biệt thự thuộc khách sạn Morin, điểm dừng tại thác Đỗ Quyên.

Với đề án này, mặc dù lãnh đạo Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Thừa Thiên Huế khẳng định, tuyến cáp treo không can thiệp vào diện tích rừng tự nhiên nhưng nhiều chuyên gia, nhà khoa học và đại biểu quốc hội vẫn lên tiếng phản đối. 

Về phía Bộ Xây dựng, bộ này đã có văn bản phúc đáp 2 lần, đề nghị tỉnh này phải xem xét một số vấn đề liên quan đến quy hoạch. 

Theo văn bản do ông Nguyễn Đình Toàn - Thứ trưởng Bộ Xây dựng ký tháng 9/2017 khẳng định rõ, việc xác định quy mô dự báo 500.000 khách/năm của đồ án này chưa có cơ sở, có liên quan đến quy mô xây dựng. Bộ Xây dựng yêu cầu làm rõ quy mô, hướng tuyến, giải pháp xây dựng, bổ sung đánh giá tác động môi trường và cho rằng cần lấy ý kiến rộng rãi của cộng đồng và các nhà khoa học.

Và tại đề án vừa trình Bộ Tài Nguyên và Môi trường lần này, tỉnh Thừa Thiên Huế đã điều chỉnh số lượng tuyến cáp treo, giảm đi 1 tuyến thay vì 3 tuyến như đề án lần 2 gửi Bộ Xây dựng. 

Tuy nhiên, đề án vẫn ghi rõ, quy mô khách du lịch năm 2020 vẫn là 500.000 người/năm; đến năm 2030 sẽ tăng gấp đôi, lên 1.000.000 người/năm. 

Và có lẽ, việc xây dựng cáp treo chính là nhằm đáp ứng quy mô du khách đến tham quan tầm nhìn 2020 - 2030. 

Như vậy, đề án quy hoạch khu du lịch sinh thái Bạch Mã đã trải qua 3 lần điều chỉnh và xin ý kiến, 2 lần nhận được sự phản hồi từ Bộ Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn, Bộ Xây dựng và bây giờ là chờ đợi sự phản hồi từ Bộ Tài Nguyên & Môi trường. 

Với vị trí địa lý nằm giữa Quảng Nam, Đà Nẵng và tỉnh Thừa Thiên Huế, dự án được UBND tỉnh đánh giá sẽ mang tầm "đẳng cấp quốc gia" với mục tiêu đưa Bạch Mã lên một nấc thang mới. Bên cạnh đó, việc thực hiện đề án còn mang lại nhiều lợi ích du lịch, lợi ích kinh tế không chỉ cho tỉnh Thừa Thiên Huế mà còn cả vùng Trung Bộ cũng được UBND tỉnh nêu rõ.

Với giá trị này cùng sự đánh giá lại, điều chỉnh lại, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế, vẫn thể hiện quyết tâm xây dựng tuyến cáp treo trên đỉnh Bạch Mã. 

Có thể bạn quan tâm