Từ 1/1/2017, thuế nhập khẩu ô tô từ ASEAN giảm 10%

Theo biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt của VN để thực hiện Hiệp định thương mại hàng hóa ASEAN (ATIGA) giai đoạn 2016 - 2018, thuế nhiều dòng ô tô nhập khẩu nguyên chiếc từ các nước trong khu vực AS
Từ 1/1/2017, thuế nhập khẩu ô tô từ ASEAN giảm 10%

Như vậy, so với mức thuế hiện hành, thuế nhập khẩu xe từ các nước này vào VN giảm thêm 10%. Theo nhận định của các chuyên gia thương mại, trong năm 2017, sẽ xuất hiện xu hướng một số nhà sản xuất ô tô tại VN chuyển từ sản xuất sang nhập khẩu một số dòng xe từ Thái để hưởng ưu đãi thuế.

ATIGA là hiệp định toàn diện đầu tiên của ASEAN điều chỉnh toàn bộ thương mại hàng hóa trong nội khối và được xây dựng trên cơ sở tổng hợp các cam kết đã được thống nhất trong CEPT/AFTA cùng các hiệp định, nghị định thư có liên quan. Nguyên tắc xây dựng cam kết trong ATIGA là các nước ASEAN phải dành cho nhau mức ưu đãi tương đương hoặc thuận lợi hơn mức ưu đãi dành cho các nước đối tác trong các Thỏa thuận thương mại tự do (FTA) mà ASEAN là một bên của thỏa thuận.

Ngày 26/2/2009, Hiệp định ATIGA được ký tại Hội nghị Cấp cao ASEAN 14 tại Thái Lan và bắt đầu có hiệu lực kể từ ngày 17/5/2010.

Nhằm tiến tới tự do hóa hoàn toàn về thuế quan, ASEAN đã thống nhất sẽ xóa bỏ toàn bộ thuế quan, đối với ASEAN 6 (gồm Brunei, Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore và Thái Lan) vào năm 2010 và với các nước CLMV (Campuchia, Lào, Việt Nam) vào năm 2015 với một số linh hoạt đến 2018 (khoảng 7% tổng số dòng thuế). Ngoài ra, một số mặt hàng nông nghiệp nhạy cảm của Việt Nam như mía đường… được phép duy trì mức thuế suất 5% sau giai đoạn 2018.

Thực hiện cam kết ATIGA, Việt Nam đã cắt giảm 6.859 dòng thuế (chiếm 72% tổng Biểu thuế xuất nhập khẩu) xuống thuế suất 0% tính đến thời điểm 2014. Dự kiến từ ngày 1/1/2015, sẽ có thêm 1.720 dòng thuế được cắt giảm xuống thuế suất 0%. Số còn lại gồm 687 dòng thuế (chiếm 7% Biểu thuế), chủ yếu là những mặt hàng nhạy cảm trong thương mại giữa Việt Nam và ASEAN, sẽ xuống 0% vào năm 2018, tập trung vào các nhóm hàng như ô tô, xe máy, phụ tùng linh kiện ô tô xe máy, dầu thực vật, hoa quả nhiệt đới, đồ điện dân dụng như tủ lạnh, máy điều hòa, sữa và các sản phẩm sữa…

Tổng kim ngạch xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa giữa Việt Nam với các thành viên ASEAN nhìn chung trong 4 năm từ 2009 đến năm 2012 đều theo xu thế tăng mạnh cụ thể năm 2011 đạt 34%, 2012 đạt 37,83 tỷ USD, tăng 9,7% so với năm trước và chiếm 16,6%  tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của cả nước. Trong 9 tháng đầu năm 2013 con số này đạt 29.57 tỷ USD, chiếm 15,4% tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của các cả nước.

Năm 2016, VN đã nhập khoảng hơn 30.000 ô tô các loại từ thị trường Thái Lan.

Tuy nhiên trái ngược với mức tăng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa thì mức thâm hụt cán cân thương mại tiếp tục nghiêng về phía Việt Nam với 3,68 tỷ USD nhưng đã giảm mạnh so với mức nhập siêu 7,33 tỷ USD của năm 2011, và 6.06 tỷ năm 2010, bằng 21,6% kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường này.

Trong năm qua, Việt Nam chủ yếu xuất sang ASEAN các nhóm hàng chủ lực như: gạo, dầu thô, sắt thép, điện thoại các loại & linh kiện, máy móc thiết bị dụng cụ & phụ tùng, xăng dầu các loại, máy vi tính sản phẩm điện tử & linh kiện… Hàng hoá mà các doanh nghiệp của Việt Nam nhập khẩu từ khu vực thị trường này chủ yếu là những mặt hàng thiết yếu, nguyên phụ liệu đầu vào phục vụ sản xuất trong nước như: xăng dầu; nguyên phụ liệu ngành dệt may da giày; máy vi tính, sản phẩm điện tử & linh kiện; máy móc, thiết bị, dụng cụ & phụ tùng; chất dẻo nguyên liệu;… Trị giá của 4 nhóm hàng này chiếm hơn 46% tổng kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam từ ASEAN.

Như vậy, nhìn chung với việc đưa 1.720 số dòng thuế cắt giảm xuống 0% vào 2015 sẽ tác động mạnh góp phần gia tăng kim ngạch nhập khẩu và xu hướng dịch chuyển thương mại sang các nước ASEAN, trong khi kim ngạch xuất khẩu không có nhiều cơ hội gia tăng đột biến dưới tác động của tự do hóa thuế quan do các nước ASEAN 6 đã cắt giảm hoàn toàn thuế quan dành cho Việt Nam xuống 0% từ năm 2010.

Có thể bạn quan tâm