Tỷ giá ngoại tệ ngày 1/3: Đồng USD tăng nhẹ trở lại do nhu cầu dự trữ tăng cao

Đầu phiên giao dịch ngày 1-3 (theo giờ Việt Nam), trên thị trường Mỹ, chỉ số US Dollar Index (DXY) đo lường biến động đồng bạc xanh với 6 đồng tiền chủ chốt EUR, JPY, GBP, CAD, SEK, CHF.
Tỷ giá ngoại tệ ngày 1/3: Đồng USD tăng nhẹ trở lại do nhu cầu dự trữ tăng cao

Tỷ giá USD thế giới tăng nhẹ

USD Index, thước đo sức mạnh của đồng bạc xanh so với các đồng tiền chủ chốt khác, tăng 0,07% lên 96,685 ghi nhận lúc 06h55 (giờ Việt Nam).

Tỷ giá euro so với USD giảm 0,08% xuống 1,1210. Tỷ giá đồng bảng Anh so với USD giảm 0,01% xuống 1,3418.

Tỷ giá USD so với yen Nhật tăng 0,03% lên 115,03.

Theo Investing, tỷ giá USD tăng vọt trong đầu phiên giao dịch vào đầu tuần, trong khi đồng rouble giảm mạnh xuống mức thấp kỷ lục do các biện pháp trừng phạt của phương Tây đối với Nga sau khi nước này tiến hành cuộc xâm lược Ukraine.

Các cường quốc phương Tây đã tạo áp lực lên Tổng thống Nga Vladimir Putin bằng cách chặn một số ngân hàng lớn của Nga sử dụng hệ thống thanh toán SWIFT toàn cầu vào cuối tuần qua.

Theo các nhà phân tích của Credit Suisse, việc bị loại trừ khỏi SWIFT sẽ dẫn đến việc bỏ lỡ các khoản thanh toán và thấu chi khổng lồ. Điều này có thể thúc đẩy các ngân hàng trung ương, và đặc biệt là Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed), tăng cường thanh khoản để bù đắp các khoản thanh toán bị bỏ lỡ.

Ngoài ra, Liên minh châu Âu (EU) và Mỹ đã công bố các biện pháp đóng băng hơn một nửa quy mô dự trữ ngoại hối của Ngân hàng Trung ương Nga. Động thái này dẫn đến việc các nhà giao dịch chuyển hướng đầu tư sang đồng bạc xanh vốn được coi là tiền tệ dự trữ của toàn cầu và có tính thanh khoản cao nhất.

Trong khi đó, đồng rouble giảm mạnh so với đồng USD, buộc ngân hàng trung ương Nga phải tăng lãi suất cơ bản lên 20% từ mức 9,5%. JPMorgan nhận định nền kinh tế Nga có thể sẽ giảm 20% trong quý II và khoảng 3,5% trong cả năm do các biện pháp trừng phạt tăng cường từ phương Tây.

Trong bối cảnh thị trường biến động mạnh, các nhà đầu tư đang chờ đơi những phát biểu về tình hình kinh tế và chính sách tiền tệ của Chủ tịch Fed Jerome Powell trong phiên điều trần trước Ủy ban Dịch vụ Tài chính Hạ viện vào thứ Tư (2/3) và trước Ủy ban Ngân hàng Thượng viện vào thứ Năm (3/3).

Fed dự kiến sẽ nâng lãi suất tại cuộc họp tiếp theo vào tháng 3, có khả năng lên tới 50 điểm cơ bản, tuy nhiên các quan chức của cơ quan này đang phải cân nhắc những ảnh hưởng về địa chính trị và kinh tế từ cuộc xung đột ở Ukraine.

Ở một diễn biến khác, tỷ giá euro so với USD đi xuống trong bối cảnh châu Âu phải gánh chịu tác động từ việc Nga tấn công Ukraine với việc chi phí năng lượng tăng cao có thể ảnh hưởng đến tăng trưởng trong khu vực. Đặc biệt, đồng zloty của Ba Lan bị ảnh hưởng nặng nề, giảm 2,4% so với đồng bạc xanh.

Tỷ giá USD so với đồng lira Thổ Nhĩ Kỳ giảm 1,3% xuống còn 13,8810 sau khi nền kinh tế Thổ Nhĩ Kỳ tăng trưởng tốt hơn dự đoán trong quý IV năm ngoái với GDP tăng 9,1%, do tiêu dùng trong nước và xuất khẩu cải thiện mạnh mẽ.

Tỷ giá ngoại tệ trong nước

Trên thị trường trong nước, vào cuối phiên giao dịch 28-2, Ngân hàng Nhà nước công bố tỷ giá trung tâm của đồng Việt Nam với USD ở mức: 23.140 đồng.

Tỷ giá tham khảo tại Sở giao dịch Ngân hàng Nhà nước mua vào bán ra giữ nguyên ở mức: 22.550 đồng - 23.050 đồng.

Tỷ giá USD tại các ngân hàng thương mại mua vào và bán ra như sau: Vietcombank: 22.670 đồng - 22.950 đồng ; VietinBank: 22.585 đồng - 23.025 đồng

Tỷ giá Euro tại Sở giao dịch Ngân hàng Nhà nước mua vào - bán ra ở mức: 25.119 đồng – 26.673 đồng.

Tỷ giá Euro tại các ngân hàng thương mại mua vào và bán ra như sau: Vietcombank: 25.117 đồng - 26.259 đồng; VietinBank: 24.774 đồng - 26.064 đồng

Có thể bạn quan tâm