Vietcombank sẽ "dứt tình" với Eximbank

Tại Đại hội cổ đông của Vietcombank sáng 28/4, ông Nghiêm Xuân Thành – chủ tịch HĐQT ngân hàng cho biết, thời gian tới Vietcombank sẽ thực hiện thoái vốn khỏi Eximbank.
Vietcombank sẽ "dứt tình" với Eximbank

Ngày 28/4, Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank – mã:VCB) đã tổ chức Đại hội cổ đông thường niên 2017, thông qua các nội dung tờ trình về kế hoạch kinh doanh, phân phối lợi nhuận, thù lao HĐQT và Ban kiểm soát, chia cổ tức...

Tại phần chất vấn, cổ đông đặt câu hỏi về kế hoạch thoái vốn của Vietcombank vì hiện ngân hàng đang sở hữu 5 TCTD, nhưng Quy định của Ngân hàng Nhà nước chỉ cho phép một TCTD không sở hữu quá 2 TCTD khác?

Ông Nghiêm Xuân Thành, Chủ tịch HĐQT Vietcombank cho biết, mặc dù ngân hàng đang sở hữu 5 TCTD nhưng hiện đang tập trung vốn lớn ở hai ngân hàng là MB và Eximbank. Vietcombank hiện nắm giữ 101 triệu cổ phiếu EIB, tưởng ứng với tỷ lệ 8,19% vốn điều lệ Eximbank.

Vietcombank cũng đang là cổ đông lớn tại Ngân hàng TMCP Quân đội (MB). Sau khi MB tăng vốn lên 16.000 tỷ đồng, tỷ lệ sở hữu của Vietcombank đã giảm từ 9,59% xuống còn 7,16%.

"Đối với Eximbank, Vietcombank đã trình và xin ý kiến của NHNN và được chấp thuận giữ lại cổ phần MB và Eximbank. Tuy nhiên trong thời gian tới, Vietcombank sẽ thoái vốn khỏi Eximbank. Giá mua và giá hiện tại nếu Vietcombank thoái thành công ở 2 ngân hàng này sẽ đem lại khoản lợi nhuận đáng kể tới 700 tỷ đồng". Ông Thành chia sẻ. 

Còn lại 3 ngân hàng là Saigonbank, OCB và Công ty tài chính xi măng thì tổng số tiền chỉ 300 tỷ đồng nhưng thanh khoản thấp nên chưa thoái được. Trước mắt thì ngân hàng sẽ thoái vốn khỏi tổ chức nhỏ này.

Tại đại hội, lãnh đạo ngân hàng cũng cho biết, ngân hàng dự định tăng vốn điều lệ thêm 3.598 tỷ đồng bằng phương thức phát hành cổ phần ra công chúng và chào bán riêng lẻ cho tối đa 10 nhà đầu tư có năng lực tài chính. Số lượng cổ phần chào bán tối đa là 359,8 triệu cổ phiếu (tương đương 10% số cổ phần hiện tại).

Mức giá phát hành dự kiến sẽ không thấp hơn giá đóng cửa của phiên giao dịch trên sàn ngày liền kề trước ngày phát hành. Thời gian chào bán dự kiến trong năm 2017 - 2018.

Mục tiêu chính của việc tăng vốn lần này là nhằm nâng cao vị thế và năng lực cạnh tranh, góp phần đảm bảo mức độ đủ vốn theo yêu cầu của Basel II. Đây cũng là một bước chuẩn bị cho khả năng M&A khi điều kiện cho phép.

Đại hội cổ đông đã biểu quyết thông qua bầu bổ sung thành viên Hội đồng Quản trị nhiệm kỳ 2013 - 2018 thay thế cho ông Yutaka Abe theo đề xuất của đối tác chiến lược là Ngân hàng Mizuho Nhật Bản bởi Mizuho dự kiến điều động ông Yukata Abe nhận công tác khác.

Ông Mizuho cũng đã thực hiện đề cử thay thế thành viên mới là ông Eiji Sasaki (Giám đốc phụ trách kinh doanh khu vực châu Á) vào HĐQT nhiệm kỳ hiện tại.

Ngoài ra, danh sách ứng viên HĐQT của Vietcombank còn xuất hiện thêm hai gương mặt mới là ông Nguyễn Mỹ Hào hiện là Giám đốc Vietcombank Sở Giao dịch, ông Phạm Anh Tuấn hiện là Trưởng ban Hiện đại hóa công nghệ ngân hàng Vietcombank./.

 >> Lãi khủng, vì sao Vietcombank vẫn “xén” cổ tức?

Có thể bạn quan tâm