Xử lý công trình vi phạm phòng cháy chữa cháy: Dân “cầm đằng lưỡi”

Hà Nội có 79 dự án vi phạm an toàn phòng chữa cháy, các công trình đã đưa vào hoạt động nhiều năm nay nhưng vẫn chưa được nghiệm thu.
Xử lý công trình vi phạm phòng cháy chữa cháy: Dân “cầm đằng lưỡi”

Theo Sở Cảnh sát PCCC Hà Nội, tính đến ngày 31/5, trên địa bàn còn 79 công trình nhà chung cư cao tầng vi phạm quy định về PCCC trong đầu tư xây dựng. Trong số này 78 công trình đã đưa vào sử dụng. Điều đáng nói, 78/79 công trình đã đưa vào sử dụng đều chưa được nghiệm thu về PCCC, 1 công trình đã thi công nhưng chưa được thẩm duyệt về PCCC, đó là Tòa nhà HH1 ở Phường Đại Mỗ, quận Nam Từ Liêm

Trước đó, Cảnh sát PCCC đã công bố 10 công trình, tòa nhà, khu đô thị chưa đủ điều kiện về phòng cháy đã đưa người dân về ở,  gồm: Tháp C - VC 2 Golden Silk (quận Hoàng Mai), do Công ty CP Xây dựng số 2 làm CĐT; Tổ hợp khách sạn và căn hộ cho thuê Somerset West Point HaNoi (quận Tây Hồ), Công ty TNHH Biệt Thự Vàng làm CĐT; Tòa nhà hỗn hợp AZ Sky (quận Hoàng Mai), do Công ty TNHH Đá quý thế giới làm CĐT; Khu hỗn hợp nhà ở, dịch vụ, thương mại, văn phòng và trường học Tràng An Complex (quận Cầu Giấy)...

Các chủ dự án đã vi phạm Nghị định 79 hướng dẫn thực hiện Luật PCCC được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt (31/7/2014) có hiệu lực pháp luật.

"Cảnh sát phòng cháy chữa cháy cho biết: Nếu kiểm tra công trình hay hạng mục đảm bảo sẽ ra văn bản nghiệm thu hoặc và kiên quyết không nghiệm thu khi không đảm bảo yêu cầu phải khắc phục xong tồn tại mới để đi vào hoạt động.

Theo các chuyên gia lĩnh vực xây dựng, công trình xây dựng ngay trong thiết kế ban đầu khi thiết kế được duyệt trong đó phải có cả hệ thống PCCC. Đó là tính an toàn phải đảm bảo cho người dân. Vì thế các chủ đầu tư xây dựng phải tôn trọng nguyên tắc xây dựng công trình phải được nghiệm thu xong hoàn toàn mới được bàn giao cho người dân về ở. Khi đã nghiệm thu bàn giao các hạng mục phải hoàn chỉnh.

Tình trạng không đảm bảo an toàn phòng cháy chữa cháy đã đưa người dân vào ở khiến dân cư vô cùng hoảng sợ và bức xúc. Gần đây nhất vào cuối tháng 5/2017, tòa nhà Capital Garden 102 Trường Chinh bất ngờ bốc cháy, lửa bao trùm tầng 15 tòa nhà khiến cư dân hoảng sợ. Họ càng sợ hãi hơn khi biết khi xảy ra cháy, khói đen nghi ngút hành lang nhưng chuông báo cháy câm. Cư dân chung cư phản ánh, khi xảy ra cháy, các vòi chữa cháy không có nước. Theo Cảnh sát phòng cháy chữa cháy Hà Nội, dự án này chưa đủ điều kiện để nghiệm thu PCCC nhưng chủ đầu tư vẫn yêu cầu cư dân nhận bàn giao.

Có thể thấy rằng, tình trạng vi phạm phòng cháy chữa cháy của chủ đầu tư, xem thường tính mạng người dân cần phải được chính quyền xử lý kiên quyết. Trước tình trạng nhiều khu chung cư, tái định cư chưa đảm bảo yêu cầu về PCCC tại kỳ họp thứ 3 HĐND TP Hà Nội, Phó Chủ tịch UBND TP Nguyễn Văn Sửu cam kết, Thành phố kiên quyết xử lý các chủ đầu tư chây ỳ bằng những biện pháp mạnh, nếu công trình đang thi công, hoàn thiện thì sẽ cho công bố công khai để người dân biết...

Cảnh sát phòng cháy chữa cháy cho biết, thực hiện ý kiến chỉ đạo của Phó Chủ tịch UBND Thành phố, Hà Nội kiên quyết xử lý các công trình vi phạm PCCC buộc chủ đầu tư thay đổi nhận thức việc phải tuân thủ quy định về an toàn phòng chống cháy đối với các công trình của mình.

Cảnh sát PCCC Hà Nội tiếp tục rà soát các công trình vi phạm, nếu đơn vị nào khắc phục được những vi phạm trước đó thì có chế tài tuyên dương và khen. Trường hợp không khắc phục và có thái độ chây ỳ thì buộc mọi hình thức phải xử lý kể cả là chung cư.

Tại rất nhiều chung cư, hệ thống PCCC mới chỉ mang tính chất... làm cảnh
Tại rất nhiều chung cư, hệ thống PCCC mới chỉ mang tính chất... làm cảnh

Theo Trung tá Phạm Trung Hiếu, Trưởng Phòng hướng dẫn, chỉ đạo về phòng cháy, Cảnh sát PCCC Hà Nội, tuyên truyền có yếu tố quan trọng góp phần nâng cao nhận thức để người dân hiểu mình đang sống trong môi trường không ổn về an toàn cháy nổ, để người dân đồng thuận tiếng nói với cơ quan quản lý PCCC buộc chủ đầu tư phải thực hiện. Trung tá Hiếu cho rằng, thực tế từ các tòa nhà chung cư thì người dân đang “cầm đằng lưỡi”, trong trường hợp chính quyền tạm đình chỉ thì cũng cần tính tới phương án người dân ở đâu trong thời gian tạm đình chỉ hoặc đình chỉ vĩnh viễn với các công trình nhà ở chung cư cao tầng có nguy cơ cháy nổ.

Trung tá Hiếu cho hay, theo Luật xử lý vi phạm hành chính, công trình có nguy cơ xảy ra cháy nổ hoặc đã có kiến nghị nhiều lần của cơ quan quản lý nhà nước mà không thực hiện thì buộc phải đình chỉ, khi chủ đầu tư khắc phục được tồn tại thì mới được hoạt động. “Việc xử phạt hành chính để chủ đầu tư khắc phục tồn tại của lỗi vi phạm chứ không phải để tồn tại”, Trung tá Phạm Trung Hiếu nói.

Theo số liệu của Cảnh sát PCCC, đến thời điểm 31/5/2017, đơn vị đã ra quyết định đình chỉ với 8 dự án. Trong đó, có 4 tòa nhà bị tạm đình chỉ toàn bộ là: Trung tâm thương mại và nhà ở cao tầng (27 Lạc Trung); Nhà ở chung cư cao tầng kinh doanh 46/230 Lạc Trung; Tòa nhà hỗn hợp văn phòng – Siêu thị điện máy HC (số 399 Phạm Văn Đồng); Chung cư BMM.

Đối với những công trình chưa được nghiệm thu PCCC, lực lượng Cảnh sát PCCC yêu cầu chủ đầu tư không đưa dân vào ở thêm. Đồng thời, giữ quan điểm không đồng ý cho người dân đã ở đó từ trước, mà yêu cầu CĐT khắc phục vi phạm mà lực lượng PCCC đã xử lý.

Theo Cảnh sát PCCC Hà Nội, sau khi công bố danh sách 38 công trình chưa nghiệm thu PCCC vào tháng 7/2016. Đến nay, mới có 9/38 công trình có văn bản nghiệm thu (chiếm ¼). Xử phạt 21 công trình với số tiền gần 2 tỷ đồng.

Theo quy định pháp luật, Cảnh sát PCCC có quyền kiến nghị phong toả tài khoản, bêu tên công khai dự án vi phạm quy định PCCC, đề nghị thành phố không giao cho doanh nghiệp thực hiện dự án mới.

>> Cháy tại chung cư Capital Garden Trường Chinh, hệ thống PCCC làm cảnh?

Có thể bạn quan tâm