2 tháng đầu năm số doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động tăng hơn 20% so với cùng kỳ

Trong 2 tháng đầu năm nay, số doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh có thời hạn trong 2 tháng đầu năm nay là 13.519 doanh nghiệp, tăng 20,8% so với cùng kỳ.
2 tháng đầu năm số doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động tăng hơn 20% so với cùng kỳ

Báo cáo mới công bố của Tổng cục Thống kê cho biết, trong tháng 2/2019, cả nước có 5,9 nghìn doanh nghiệp thành lập mới với số vốn đăng ký là 96,3 nghìn tỷ đồng, giảm 41,5% về số doanh nghiệp và giảm 36,3% về số vốn đăng ký so với tháng trước do kỳ nghỉ Tết Nguyên đán năm nay vào tháng Hai; vốn đăng ký bình quân một doanh nghiệp đạt 16,3 tỷ đồng, tăng 8,8.

Trong tháng, cả nước còn có 1.747 doanh nghiệp quay trở lại hoạt động, giảm 79,4% so với tháng trước; 2.823 doanh nghiệp đăng ký tạm ngừng kinh doanh có thời hạn, giảm 73,9%; 1.740 doanh nghiệp ngừng hoạt động chờ làm thủ tục giải thể, giảm 85,8%; 1.354 doanh nghiệp hoàn tất thủ tục giải thể, giảm 24,9%.

Tính chung 2 tháng đầu năm nay, cả nước có 15.979 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới với tổng vốn đăng ký là 247,4 nghìn tỷ đồng, giảm 14,6% về số doanh nghiệp và tăng 25,4% về số vốn đăng ký so với cùng kỳ năm 2018; vốn đăng ký bình quân một doanh nghiệp thành lập mới đạt 15,5 tỷ đồng, tăng 46,7%.

Nếu tính cả 531,2 nghìn tỷ đồng vốn điều chỉnh của các doanh nghiệp thay đổi vốn đăng ký thì tổng số vốn đăng ký bổ sung thêm vào nền kinh tế trong 2 tháng là 778,6 nghìn tỷ đồng.

Bên cạnh đó, còn có 10.191 doanh nghiệp quay trở lại hoạt động, tăng 48,2% so với cùng kỳ năm trước, nâng tổng số doanh nghiệp đăng ký thành lập mới và doanh nghiệp quay trở lại hoạt động lên gần 26,2 nghìn doanh nghiệp.

Theo lĩnh vực hoạt động, trong 2 tháng đầu năm nay hầu hết các lĩnh vực có số doanh nghiệp thành lập mới giảm so với cùng kỳ năm trước.

Cũng theo báo cáo, số doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh có thời hạn trong 2 tháng đầu năm nay là 13.519 doanh nghiệp, tăng 20,8% so với cùng kỳ năm trước.

Trong 2 tháng đầu năm nay còn có 13.692 doanh nghiệp ngừng hoạt động chờ làm thủ tục giải thể, trong đó có 7.843 doanh nghiệp bị thu hồi giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp theo chương trình chuẩn hóa dữ liệu năm 2018 để loại bỏ các doanh nghiệp đã thành lập trước đây nhưng trên thực tế không còn hoạt động.

Số doanh nghiệp hoàn tất thủ tục giải thể trong 2 tháng đầu năm 2019 là 3.156 doanh nghiệp, tăng 24,8% so với cùng kỳ năm trước, trong đó có 2.907 doanh nghiệp có quy mô vốn dưới 10 tỷ đồng (chiếm 92,1% tổng số doanh nghiệp hoàn tất thủ tục giải thể), tăng 25,3%.

Doanh nghiệp hoàn tất thủ tục giải thể tập trung chủ yếu ở các lĩnh vực: Bán buôn, bán lẻ, sửa chữa ô tô, xe máy có 1,3 nghìn doanh nghiệp (chiếm 40,1%), tăng 28,5% so với cùng kỳ năm trước; công nghiệp chế biến, chế tạo có 345 doanh nghiệp (chiếm 10,9%), tăng 0,3%; xây dựng có 322 doanh nghiệp (chiếm 10,2%), tăng 33,1%.

Có thể bạn quan tâm

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính trả lời chất vấn trước Quốc hội

Chính phủ đề xuất tái khởi động dự án điện hạt nhân

Để đảm bảo nguồn điện cung ứng trước mắt và lâu dài, Chính phủ đã áp dụng đồng bộ nhiều giải pháp, trong đó có việc thực hiện đề xuất cấp có thẩm quyền tái khởi động dự án điện hạt nhân, phát triển mạnh điện gió ngoài khơi...

Toàn cảnh bức tranh kinh tế 10 tháng năm 2024 qua các con số

Toàn cảnh bức tranh kinh tế 10 tháng năm 2024 qua các con số

Trong 10 tháng năm 2024, kinh tế Việt Nam đạt kết quả tích cực trong nhiều lĩnh vực như: Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa tăng 11,8% (so với cùng kỳ năm 2023); Chỉ số sản xuất ngành công nghiệp tăng ổn định; Số doanh nghiệp thành lập mới “hồi sinh”...