37 tỉnh nợ đọng xây dựng nông thôn mới

Tính đến cuối tháng 2/2018, còn 37/63 tỉnh nợ đọng xây dựng cơ bản khoảng 4.934,7 tỷ...
37 tỉnh nợ đọng xây dựng nông thôn mới

Trong một báo cáo vừa được gửi tới Thủ tướng về tổng kết thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, Bộ trưởng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nguyễn Xuân Cường cho biết, đến cuối tháng 02/2018, còn 37/63 tỉnh nợ đọng xây dựng cơ bản khoảng 4.934,7 tỷ đồng.

Cụ thể về kết quả huy động năm 2017 và xử lý nợ đọng trong xây dựng cơ bản của chương trình này, tổng nguồn vốn huy động thực hiện chương trình năm 2017 khoảng 269.561 tỷ đồng, trong đó, số vốn chiếm ưu thế nhất là từ vốn tín dụng với 158.420 tỷ đồng (chiếm 58,8% tổng nguồn vốn). Huy động đóng góp của nhân dân và cộng đồng chỉ chiếm 7%, với 18.959 tỷ đồng.

Đến hết 31/1/2018, toàn quốc đã có 26/63 tỉnh không nợ đọng xây dựng cơ bản thuộc Chương trình Mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới. Trong đó, năm 2017 có thêm 11 địa phương báo cáo đã xử lý hết nợ là Hà Nội, Quảng Ninh, Nam Định, Khánh Hòa, Lâm Đồng, Long An, Đồng Tháp, Vĩnh Long, Bạc Liêu, Sóc Trăng và Cà Mau .

Đến nay, tổng số nợ đọng xây dựng cơ bản còn khoảng 4.943 tỷ đồng (giảm 10.284 tỷ so với thời điểm 31/01/2016; giảm 4.872 tỷ so với thời điểm ngày 31/1/2017).

Có một số tỉnh có nợ đọng xây dựng cơ bản lớn, nhưng kết quả xử lý còn chậm nhất là các địa phương tự cân đối ngân sách (tỉnh Vĩnh Phúc, Tp.Hải Phòng), nhưng nhìn chung, các địa phương đã tập trung chỉ đạo quyết liệt, có các giải pháp hiệu quả để xử lý dứt điểm nợ đọng xây dựng cơ bản của chương trình, phấn đấu hoàn thành tiến độ theo chỉ đạo của Trung ương (tính đến cuối tháng 2/2018, còn 37/63 tỉnh nợ khoảng 4.934,7 tỷ đồng).

Bản báo cáo này cũng đánh giá tất cả các địa phương đều tập trung chỉ đạo một cách quyết liệt hơn; dồn nguồn lực nhiều hơn, có nhiều cách làm sáng tạo, sát thực tiễn và đảm bảo chất lượng, nhiều địa phương quan tâm xây dựng tiêu chí thôn, bản, ấp và tập trung chỉ đạo từ cơ sở, đánh dấu một bước chuyển về chất trong thực hiện chương trình (phát triển liên kết theo chuỗi giá trị gắn với an toàn thực phẩm, tổ chức lại sản xuất, môi trường và văn hóa cộng đồng...).

Trong năm 2017, Ban Chỉ đạo Trung ương đã thực hiện nghiêm túc công tác kiểm tra, giám sát tình hình thực hiện của các địa phương. Để kịp thời chấn chỉnh việc huy động nguồn lực thực hiện chương trình của các địa phương, Phó Thủ tướng Chính phủ Vương Đình Huệ, Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương đã chỉ đạo kiểm điểm, xử lý nghiêm trách nhiệm cá nhân người đứng đầu nếu tiếp tục để xảy ra tình trạng huy động quá sức dân, nợ đọng xây dựng cơ bản sai quy định trong thực hiện chương trình.

Rút kinh nghiệm của giai đoạn trước, các tỉnh, thành phố đã chú trọng hơn đến công tác kiểm tra, giám sát kết quả và chất lượng xét công nhận đạt chuẩn nông thôn mới ở cơ sở. Ngay từ đầu năm 2017, Ban chỉ đạo của nhiều tỉnh, thành phố đã chủ động ban hành kế hoạch và phân công địa bàn kiểm tra, giám sát việc tổ chức thực hiện chương trình ở cơ sở.

Thông qua kết quả kiểm tra, nhiều địa phương đã kịp thời có những giải pháp tháo gỡ khó khăn cho cơ sở; phát hiện những cách làm sáng tạo, những mô hình hiệu quả để nhân rộng trên địa bàn; đồng thời có biện pháp quyết liệt xử lý những xã đã được công nhận đạt chuẩn nhưng có biểu hiện "chững lại", chậm khắc phục những tồn tại, trong đó, tỉnh Hà Tĩnh là địa phương đi đầu cả nước trong việc thu hồi bằng công nhận đạt chuẩn của 2 xã chậm chuyển biến.

Cập nhật kết quả thực hiện đến hết quý 1/2018, cả nước có 3.289 xã (36,84%) được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới, tăng 220 xã (2,47%) so với cuối năm 2017; có 49 đơn vị cấp huyện thuộc 26 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương được Thủ tướng Chính phủ công nhận đạt chuẩn/hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới (tăng 6 đơn vị cấp huyện so với cuối năm 2017).

Những thành quả thấy rõ của xây dựng nông thôn mới, là giao thông nông thôn, trong hơn 7 năm vừa qua, đã hoàn thành một khối lượng hơn gấp 5 lần của giai đoạn 2001-2010, có 99,4% tổng số xã trên cả nước có đường ô tô đến trung tâm xã, đặc biệt ở những địa bàn vùng núi cao, địa hình phức tạp (Hà Giang, Cao Bằng, Yên Bái, Thanh Hóa, Nghệ An...), hệ thống đường giao thông được bê tông hóa đã cơ bản đáp ứng nhu cầu đi lại, vận chuyển hàng hóa của người dân, qua đó, thúc đẩy tiêu thụ hàng hóa, nông sản, nâng cao thu nhập cho người dân, nhất là ở những khu vực có đông đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống.

Mạng lưới điện quốc gia đã bao phủ đến 100% số xã và 97,8% số thôn; 99,7% số xã đã có trường tiểu học và trường mẫu giáo; 99,5% số xã có trạm y tế xã; 60,8% số xã có chợ; 58,6% số xã có nhà văn hoá...

Có thể bạn quan tâm

TS. Nguyễn Sĩ Dũng

"Khoán 10" của thế kỷ 21 và hơn thế nữa

Nghị quyết 57-NQ/TW ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị "Về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia" có thể được ví như "Kkhoán 10" của thế kỷ 21, khi nó đặt nền móng cho một kỷ nguyên phát triển mới, chuyển mình mạnh mẽ của dân tộc Việt Nam...

Chủ tịch VACOD-HBA Nguyễn Hồng Sơn: Văn hóa trà gợi mở mối liên hệ với hoạt động kinh doanh

Chủ tịch VACOD-HBA Nguyễn Hồng Sơn: Văn hóa trà gợi mở mối liên hệ với hoạt động kinh doanh

TS. Nguyễn Hồng Sơn gợi mở nhiều suy nghĩ về mối liên hệ giữa văn hóa trà và hoạt động kinh doanh. Thưởng thức trà là một cách để con người ta kết nối, việc đưa văn hóa trà vào Bữa sáng Doanh nhân sẽ tạo ra một không gian giao lưu, góp phần thúc đẩy sự phát triển của cộng đồng doanh nghiệp…

Chính sách kiểm soát giá cả: Bài học thành công từ Pháp, Singapore và thất bại của Venezuela,Zimbabwe

Chính sách kiểm soát giá cả: Bài học thành công từ Pháp, Singapore và thất bại của Venezuela,Zimbabwe

Kiểm soát giá cả là một công cụ quan trọng trong chính sách công, giúp điều chỉnh và ổn định giá các mặt hàng thiết yếu như thực phẩm, năng lượng và dịch vụ công. Vai trò của nó không chỉ nằm ở việc ngăn chặn sự bất ổn của thị trường mà còn bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng...

Toàn cảnh bức tranh kinh tế quý 4 năm 2024 qua các con số

Toàn cảnh bức tranh kinh tế quý 4 năm 2024 qua các con số

Theo nhận định của Ngân hàng HSBC, năm 2024, Việt Nam có khả năng lấy lại danh hiệu "ngôi sao" với mức tăng trưởng GDP dự kiến lên đến 7% (cao nhất trong khu vực Đông Nam Á), qua đó khẳng định sự phục hồi và phát triển vượt bậc của nền kinh tế Việt Nam…