6 tháng lợi nhuận của SeABank đạt 406 tỷ đồng, tăng đột biến 96%

Trong quý 2/2019, Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank) đạt lợi nhuận sau thuế gần 238 tỷ đồng, nâng luỹ kế lợi nhuận 6 tháng đầu năm nay lên 406,5 tỷ đồng, tăng gấp đôi so với năm trước.
6 tháng lợi nhuận của SeABank đạt 406 tỷ đồng, tăng đột biến 96%

SeAbank vừa công bố báo cáo tài chính quý 2/2019 với kết quả kinh doanh tăng trưởng khả quan. Cụ thể, trong kỳ này, thu nhập lãi thuần của ngân hàng đạt 762,5 tỷ đồng, tăng 10,1% so với cùng kỳ quý 2/2018. Mảng hoạt động dịch vụ hiện đóng góp lợi nhuận chủ yếu với 99,3 tỷ đồng, mảng kinh doanh ngoại hối chỉ đạt 2,4 tỷ đồng, giảm mạnh so với con số 72 tỷ đồng của cùng kỳ quý 2 năm trước.

Mảng kinh doanh chứng khoán ghi nhận lãi thuần 44,6 tỷ đồng, còn chứng khoán đầu tư đạt 17,7 tỷ đồng.

Trong quý 2, chi phí hoạt động của SeAbank tiếp tục tăng lên 448 tỷ đồng. Do đó, lợi nhuận thuần từ kinh doanh trước dự phòng rủi ro đạt 479 tỷ đồng. Sau khi dành hơn một nửa để trích dự phòng rủi ro, lợi nhuận trước thuế của SeABank còn gần 270 tỷ đồng và lãi sau thuế là 238 tỷ đồng, tăng 60,8% so với cùng kỳ năm trước.

Luỹ kế 6 tháng đầu năm nay, SeABank đã đạt lợi nhuận trước thuế và sau thuế lần lượt là 438,5 tỷ đồng và 406,5 tỷ đồng, tăng đột biến 96% so với năm trước và là mức lợi nhuận ấn tượng.

Năm 2019, SeABank đặt mục tiêu lợi nhuận trước thuế riêng ngân hàng đạt 818 tỷ đồng, tăng 32% so với năm 2018. Như vậy sau nửa đầu năm ngân hàng đã hoàn thành 53,6% kế hoạch lợi nhuận cả năm.

Tại thời điểm 30/6/2019, tổng tài sản của SeAbank đã tăng 6,1% lên mức 149.473 tỷ đồng. Trong đó, huy động tiền gửi của khách hàng tăng gần 6,5% lên mức 89.920 tỷ đồng. Dư nợ cho vay khách hàng đến cuối tháng 6 đã tăng 5,2% lên mức 87.297 tỷ đồng và số dư nợ phòng rủi ro ở mức 914 tỷ đồng. Tỷ lệ nợ xấu chiếm 1,36% dư nợ..

Để đáp ứng nhu cầu phát triển và các tiêu chuẩn tài chính, SeABank đã có kế hoạch tăng vốn điều lệ lên 9.019 tỷ đồng từ mức vốn hiện tại 7.588 tỷ đồng. Đồng thời, ngân hàng sẽ sớm thực hiện niêm yết cổ phiếu trên sàn chứng khoán.

Theo lãnh đạo SeAbank, trong năm 2019, ngân hàng sẽ tập trung cải thiện hiệu quả kinh doanh của từng phân khúc, từng sản phẩm, ở mỗi đơn vị kinh doanh, đặc biệt là cải thiện margin của các sản phẩm cho vay, huy động, các sản phẩm bán chéo.

Cùng với đó, SeAbank sẽ tập trung tăng trưởng thu phí dịch vụ, trong đó chú trọng bán sản phẩm thu phí bảo hiểm nhân thọ, triển khai các chương trình hợp tác toàn diện với các đối tác có thể khai thác tập khách hàng bán lẻ lớn, mở rộng các kênh thanh toán bằng nhiều hình thức.

Ban lãnh đạo SeABank cũng đặt mục tiêu tối ưu hóa chi phí, đảm bảo chỉ số chi phí/thu nhập CIR<50%; tập trung đầu tư các dự án công nghệ trọng điểm, các tiện ích tích hợp trên nền tảng công nghệ, hướng tới nền tảng công nghệ số digital banking đi trước xu hướng của thời đại. Đồng thời quản lý chặt chẽ nợ quá hạn phát sinh mới, đẩy mạnh công tác xử lý nợ.

>> SeABank lọt top 500 doanh nghiệp tăng trưởng nhanh nhất Việt Nam

Có thể bạn quan tâm

Ngành ngân hàng 2025: Lợi nhuận trước thuế dự báo tăng 15%, chất lượng tài sản dần cải thiện

Ngành ngân hàng 2025: Lợi nhuận trước thuế dự báo tăng 15%, chất lượng tài sản dần cải thiện

Theo dự báo của VCBS, lợi nhuận trước thuế toàn ngành ngân hàng sẽ duy trì mức tăng trưởng ấn tượng khoảng 15% trong cả hai năm 2024 và 2025. Đồng thời, chất lượng tài sản toàn ngành ngân hàng sẽ dần được cải thiện, nhờ vào đà phục hồi của nền kinh tế và hiệu quả từ các chính sách hỗ trợ...