6 tháng tín dụng của VIB tăng trưởng 15%, lợi nhuận đạt 380 tỷ đồng

Trong nửa đầu năm 2017, tín dụng của Ngân hàng TMCP Quốc tế (VIB) tăng mạnh tới 15%, chi phí dự phòng giảm đáng kể nên lợi nhuận tăng cao đạt 380 tỷ đồng.
6 tháng tín dụng của VIB tăng trưởng 15%, lợi nhuận đạt 380 tỷ đồng

Cụ thể, tín dụng tăng mạnh 15% so với đầu năm, đạt 69.204 tỷ đồng, chủ yếu là cho vay khách hàng cá nhân (tăng 31,6% so với đầu năm) và cho vay doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (tăng 12% so với đầu năm). Riêng cho vay doanh nghiệp tư nhân giảm 2,6% so với đầu năm và cho vay DNNN chỉ tăng 2,7% so với đầu năm.

Trong giai đoạn 2015-2016, tín dụng VIB đã tăng trở lại với mức tăng đạt 26,11% năm 2015 và 25,82% năm 2016 trong khi trước đó tín dụng tăng thấp nhất hệ thống.

Tỷ trọng cho vay bất động sản trong 6 tháng qua đã tăng mạnh lên 32% đạt 15.185 tỷ đồng, chiếm 21,9% tổng dư nợ.

Về phân loại theo kỳ hạn, cho vay ngắn hạn giảm 4% so với đầu năm đạt 19.108 tỷ đồng; cho vay trung hạn tăng 10% so với đầu năm đạt 20.695 tỷ đồng; cho vay dài hạn tăng 37% so với cùng kỳ đạt 29.402 tỷ đồng. Hiện, cho vay trung và dài hạn hiện chiếm 72,4% tổng dư nợ so với tỷ trọng 66,9% vào cuối năm 2016. Phân

6 tháng qua, huy động tiền gửi của VIB chỉ tăng nhẹ 4,9% so với đầu năm đạt 62.183 tỷ đồng, trong khi đó giấy tờ có giá trị tăng hơn 3 lần, đạt 8.303 tỷ đồng vào cuối quý 2/2017.

Tỷ lệ sử dụng huy động ngắn hạn để cho vay trung và dài hạn là 47,5% cuối năm 2016, và ngân hàng cần giảm tỷ lệ này về mức 40% trước cuối năm nay. Do đó, VIB sẽ chịu áp lực phải tăng vốn trung và dại hạn và thực tế ngân hàng đã nỗ lực phát hành chứng chỉ tiền gửi trung hạn.

Về chất lượng tín dụng, tỷ lệ nợ xấu của VIB là 2,59%, giữ nguyên so với năm 2016 với 1.789 tỷ đồng, tăng 239,4 tỷ đồng.

Nợ xấu tăng chủ yếu do VIB nhận lại 373,5 tỷ đồng nợ xấu đã bán cho VAMC để tự xử lý, tổng giá trị trái phiếu VAMC chưa trích lập dự phòng vào cuối quý 2 là 1.231,4 tỷ đồng, tương đương 1,78% tổng dư nợ. Trong 6 tháng đầu năm VIB xóa 310,4 tỷ đồng nợ xấu, tương đương 0,45% tổng dư nợ.

Tổng số dư nợ xấu và trái phiếu VAMC chưa trích lập dự phòng giảm còn 3.020,5 tỷ đồng, bằng 4,4% tổng dư nợ. Chi phí dự phòng giảm 29% so với cùng kỳ xuống còn 250,9 tỷ đồng, gồm 80,6 tỷ đồng dự phòng chung cho vay khách hàng; 80,5 tỷ đồng là dự phòng cụ thể và 90 tỷ đồng là dự phòng trích lập cho trái phiếu VAMC. 

>> Sếp ngoại của VIB chi gần 19 tỷ đồng để gom thêm cổ phiếu

Có thể bạn quan tâm

Ngành ngân hàng 2025: Lợi nhuận trước thuế dự báo tăng 15%, chất lượng tài sản dần cải thiện

Ngành ngân hàng 2025: Lợi nhuận trước thuế dự báo tăng 15%, chất lượng tài sản dần cải thiện

Theo dự báo của VCBS, lợi nhuận trước thuế toàn ngành ngân hàng sẽ duy trì mức tăng trưởng ấn tượng khoảng 15% trong cả hai năm 2024 và 2025. Đồng thời, chất lượng tài sản toàn ngành ngân hàng sẽ dần được cải thiện, nhờ vào đà phục hồi của nền kinh tế và hiệu quả từ các chính sách hỗ trợ...