ACB phát hành hơn 675 triệu cổ phiếu trả cổ tức năm 2021, tỷ lệ 25%

Sau khi hoàn tất phát hành số cổ phiếu này, vốn điều lệ của Ngân hàng ACB sẽ tăng thêm 6.755 tỷ đồng, từ 27.019 tỷ đồng lên hơn 33.774 tỷ đồng.
ACB phát hành hơn 675 triệu cổ phiếu trả cổ tức năm 2021, tỷ lệ 25%

Ngân hàng Thương mại Cổ phần Á Châu (mã ACB-HOSE) thông báo phát hành cổ phiếu để trả cổ tức năm 2021.

Theo đó, ACB sẽ phát hành hơn 675 triệu cổ phiếu mới để trả cổ tức năm 2021 cho cổ đông. Tỷ lệ thực hiện quyền là 25%, cổ đông tại ngày chốt danh sách sở hữu 100 cổ phiếu sẽ được nhận thêm 25 cổ phiếu mới.

Nguồn vốn phát hành lấy từ lợi nhuận có thể sử dụng chia tức năm 2021. Ngày đăng ký cuối cùng để chốt quyền nhận cổ tức là 3/6 tới đây.

Sau khi hoàn thành việc phát hành, vốn điều lệ của ACB sẽ tăng từ 27.019 tỷ đồng lên 33.774 tỷ đồng.

Nguồn sử dụng để tăng vốn điều lệ là lợi nhuận có thể sử dụng chia cổ tức sau khi đã trích lập đầy đủ các quỹ và lợi nhuận năm trước còn lại chưa chia với số dư vào cuối năm 2021 đạt hơn 10.295 tỷ đồng.

Ngân hàng này đã có 6 năm liên tiếp trả cổ tức bằng cổ phiếu, từ năm 2015 đến nay. Vốn điều lệ của ACB cũng đã tăng gấp gần 2,9 lần từ mức 9.376 tỷ đồng (cuối năm 2015) lên mức 27.019 tỷ đồng như hiện nay.

Về tình hình kinh doanh, thu nhập lãi thuần quý I/2022 của ACB đạt hơn 5.440 tỷ đồng, tăng 17% so với cùng kỳ.

Các hoạt động ngoài lãi như dịch vụ, kinh doanh ngoại hối đều ghi nhận tăng trưởng lần lượt 18% và 55%, tương ứng đạt 739 tỷ đồng và 303 tỷ đồng.

ACB không phải trích lập dự phòng một khoán lớn như trong quý I/2021 (hơn 605 tỷ đồng) mà được hoàn nhập 2,84 tỷ đồng.

Chốt quý, ACB báo lãi trước thuế 4.114 tỷ đồng, tăng trưởng ở mức 33%.

Tổng tài sản của ngân hàng tính đến ngày 31/3/2022 là hơn 528.636 tỷ đồng, biến động không đáng kể so với thời điểm đầu năm. Trong đó tiền của khách hàng đạt hơn 386.050 tỷ đồng, tăng nhẹ 2%.

Dư nợ cho vay khách hàng đạt hơn 379.982 tỷ đồng, tăng 5% so với đầu năm. Trong đó tổng nợ xấu tăng 11% lên mức 3.119 tỷ đồng, đặc biệt nợ nhóm 5 tăng vọt 40% lên hơn 1.933 tỷ đồng. Tuy nhiên, tỷ lệ nợ xấu của ngân hàng giảm từ 0,83% (cuối năm 2021) về 0,78%, chủ yếu do nợ dưới tiêu chuẩn đã giảm mạnh 49% về 273 tỷ đồng.

Năm 2022, ACB lên kế hoạch lợi nhuận trước thuế 15.018 tỷ đồng trong năm nay, tăng trưởng 25% so với thực hiện năm trước. Như vậy ngân hàng đã hoàn thành 27% kế hoạch lợi nhuận cả năm.

Kết phiên 25/5, giá cổ phiếu ACB dừng ở 30.000 đồng/cp, giảm 13% so với ngày đầu năm.

Vốn hóa của ACB hiện nay đạt trên 81.000 tỷ đồng, đứng thứ 7 toàn ngành ngân hàng Việt Nam như thể hiện trong bảng thống kê bên dưới. Hầu hết cổ phiếu ngân hàng lớn hiện đều có giá thấp hơn vài tháng trước. 

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Lãi suất huy động ngân hàng Sacombank tháng 12/2024: Đi ngang so với cùng kỳ

Lãi suất huy động ngân hàng Sacombank tháng 12/2024: Đi ngang so với cùng kỳ

Trong tháng mới, ngân hàng Sacombank duy trì ổn định khung lãi suất huy động cả hình thức gửi tiết kiệm truyền thống và trực tuyến. Theo đó, khách hàng gửi tiết kiệm truyền thống được hưởng lãi suất trong khoảng 2,8 – 5,2%/năm, áp dụng cho kỳ hạn 1 tháng đến 36 tháng, lĩnh lãi cuối kỳ…