ADB nâng dự báo tăng trưởng 2020 cho Việt Nam

Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) sáng nay đã cập nhật dự báo kinh tế ở châu Á. Trong đó, tổ chức này đã điều chỉnh tăng GDP Việt Nam sau 3 lần điều chỉnh giảm ở các tháng 4, 6 và 9.
ADB nâng dự báo tăng trưởng 2020 cho Việt Nam

Phụ bản thường kỳ của báo cáo Cập nhật Triển vọng Phát triển châu Á (ADO) 2020 công bố ngày 10/12 đưa ra dự báo hầu hết tiểu vùng của châu Á, trừ Đông Á, được dự báo giảm tăng trưởng trong năm nay.

ADB ghi nhận kinh tế Việt Nam tăng trưởng nhanh từ 0,4% trong quý II lên 2,6% trong quý III, nâng mức tăng trưởng bình quân giai đoạn tháng 1 đến 9 lên 2,1%. Nhìn chung, cả năm 2020 GDP Việt Nam dự báo đạt 2,3% từ mức 1,8% hồi tháng 9 nhờ vào đầu tư công được đẩy mạnh, tiêu dùng nội địa phục hồi, thương mại gia tăng khi kinh tế Trung Quốc khởi sắc.

Hiện Chính phủ Việt Nam đặt mục tiêu tăng trưởng cả năm là 2,5-3%.

Các dự báo tăng trưởng đã được nâng lên đối với Trung Quốc và Ấn Độ, hai nền kinh tế lớn nhất của khu vực. Đại dịch kéo dài vẫn là thách thức chính, song những tiến triển vaccine mới đây đang làm dịu bớt nguy cơ này.

Việc cung cấp vaccine an toàn, hiệu quả và kịp thời ở các nền kinh tế đang phát triển sẽ là yếu tố then chốt để hỗ trợ quá trình mở cửa lại các nền kinh tế và phục hồi tăng trưởng trong khu vực.

ADB nhận định, việc phong tỏa và các hạn chế đi lại đã được giảm bớt với những mức độ khác nhau trong khu vực, nhờ vậy, xuất khẩu hàng hóa đã khôi phục nhanh chóng sau khi sụt giảm đáng kể trong quý II. Hoạt động đi lại cũng đang trở lại mức như trước khi có Covid-19 ở Đông Á và Thái Bình Dương, trong khi sự lây lan của dịch bệnh đã được kiềm chế hoặc ngăn chặn. Tuy nhiên, sự phục hồi của ngành du lịch nhiều khả năng vẫn bị trì hoãn.

Đối với Việt Nam, ADB ghi nhận mức tăng trưởng nhanh từ 0,4% trong quý II lên 2,6% trong quý III, nâng mức tăng trưởng bình quân giai đoạn tháng 1 đến 9 lên 2,1%. Nhìn chung, cả năm 2020 GDP Việt Nam dự báo đạt 2,3% từ mức 1,8% hồi tháng 9 nhờ vào đầu tư công được đẩy mạnh, tiêu dùng nội địa phục hồi, thương mại gia tăng khi kinh tế Trung Quốc khởi sắc. Hiện Chính phủ Việt Nam đặt mục tiêu tăng trưởng cả năm là 2,5-3%.

Năm 2021, ADB tiếp tục hạ mức tăng trưởng Việt Nam 0,2 điểm phần trăm, chỉ còn 6,1% so với trước đó.

Có thể bạn quan tâm

Hội nghị bàn giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận “Bộ tứ chiến lược” sẽ diễn ra vào tháng 9/2025

Hội nghị bàn giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận “Bộ tứ chiến lược” sẽ diễn ra vào tháng 9/2025

Chủ trì Chương trình Bữa sáng Doanh nhân ngày 5/7, Chủ tịch VACOD-HBA TS Nguyễn Hồng Sơn thông báo kế hoạch tổ chức Hội nghị, hội thảo tập trung xem xét các giải pháp hỗ trợ, thúc đẩy phát triển doanh nghiệp, tiếp cận nguồn lực từ “bộ tứ chiến lược” của Trung ương, dự kiến diễn ra vào tháng 9/2025…

Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 6/2025 tăng 0,48% so với tháng trước

CPI 6 tháng đầu năm tăng 3,27%

Số liệu mới nhất từ Cục Thống kê cho biết, bình quân 6 tháng đầu năm 2025, CPI tăng 3,27% so với cùng kỳ năm trước...

Tổng Bí thư Tô Lâm dự "Lễ công bố Nghị quyết của Quốc hội về sáp nhập tỉnh, thành phố cùng các quyết định của Trung ương Đảng thành lập đảng bộ tỉnh và nhân sự lãnh đạo địa phương" tại TP.HCM

Tổng Bí thư Tô Lâm: Mỗi người dân là một chiến sĩ trên mặt trận đổi mới

Tổng Bí thư nhấn mạnh, quyết định "sắp xếp lại giang sơn" là bước đi lịch sử có ý nghĩa chiến lược, đánh dấu một giai đoạn phát triển mới của sự nghiệp hoàn thiện bộ máy hành chính nhà nước, hoàn thiện thể chế và tổ chức của hệ thống chính trị đồng bộ, tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả...

Chủ tịch VACOD-HBA Nguyễn Hồng Sơn: Các doanh nghiệp hãy chủ động nắm bắt cơ hội từ “Bộ tứ chiến lược”

Chủ tịch VACOD-HBA Nguyễn Hồng Sơn: Các doanh nghiệp hãy chủ động nắm bắt cơ hội từ “Bộ tứ chiến lược”

Chủ trì chương trình Bữa sáng Doanh nhân ngày 28/6, Chủ tịch VACOD-HBA TS Nguyễn Hồng Sơn kêu gọi các doanh nghiệp chủ động nắm bắt lấy những chương trình hỗ trợ chuyển đổi số, ứng dụng khoa học công nghệ, hội nhập quốc tế. Để khởi động quá trình này, ông chỉ định ngay một số doanh nghiệp thí điểm…