An Phát Holdings dự định chuyển đổi và phương án mua lại cổ phiếu ưu đãi

Ngày 29/11 tới đây, CTCP Tập đoàn An Phát Holdings (HOSE: APH) sẽ tổ chức Đại hội đồng cổ đông bất thường năm 2022 và sẽ có nhiều quyết định quan trọng liên quan tới cổ phiếu, cổ tức.

Dự kiến, An Phát Holdings sẽ trình cổ đông thông qua phương án phát hành cổ phiếu phổ thông. Với mục đích để chuyển đổi cổ phần ưu đãi cổ tức, hoàn lại và có thể chuyển đổi thành cổ phần phổ thông của An Phát Holdings đã phát hành năm 2018.

Trong trường hợp, cổ đông ưu đãi thực hiện quyền chuyển đổi và phương án mua lại cổ phiếu ưu đãi trong trường hợp cổ đông ưu đãi yêu cầu công ty mua lại. ĐHĐCĐ An Phát Holdings sẽ ủy quyền cho HĐQT quyết định thực hiện một trong hai hoặc cả hai phương án trên.

Năm 2018, An Phát Holdings đã phát hành 14.114.880 cổ phần ưu đãi với giá phát hành ban đầu là 25.000 đồng/cổ phần cho nhà đầu tư nước ngoài.

Theo đó, cổ đông sở hữu cổ phiếu ưu đãi không có quyền biểu quyết, được hưởng cổ tức ưu đãi, có quyền chuyển đổi cổ phần ưu đãi thành cổ phần phổ thông. Đồng thời có thể yêu cầu công ty hoàn lại số vốn góp theo điều kiện, điều khoản đã thống nhất.

Tháng 12/2020, 6.800.000 cổ phần ưu đãi của An Phát Holdings đã được chuyển đổi sang cổ phần phổ thông với tỷ lệ chuyển đổi 1:1, giá chuyển đổi là 25.000 đồng/cổ phần. Do đó, hiện, Tập đoàn này có 7.314.880 cổ phần ưu đãi đang lưu hành.

An Phát Holdings
Hiện nay, An Phát Holdings có vốn điều lệ 2.512 tỷ đồng, với 17 công ty con

Dự kiến, trong trường hợp cổ đông ưu đãi thực hiện quyền chuyển đổi, Tập đoàn An Phát sẽ phát hành cổ phiếu phổ thông theo phương án được trình tại ĐHĐCĐ. Theo đó, APH sẽ phát hành tối đa 11.035.664 cổ phần phổ thông, tương đương giá chuyển đổi là 16.571 đồng/cp.

Tỷ lệ chuyển đổi là 1:1,508659707. Giá và tỷ lệ chuyển đổi được điều chỉnh do pha loãng cổ phiếu từ 2 đợt phát hành trước đây của công ty.

An Phát Holdings cho biết, trong trường hợp cổ đông ưu đãi yêu cầu công ty mua lại, ĐHĐCĐ Tập đoàn An Phát dự kiến sẽ thông qua phương án mua lại tối đa 7.314.880 cổ phần ưu đãi đang lưu hành.

Mục đích mua lại để hoàn lại phần vốn góp của cổ đông ưu đãi theo yêu cầu của cổ đông ưu đãi. Nguồn vốn sử dụng mua lại là từ thặng dư vốn cổ phần, lợi nhuận sau thuế chưa phân phối trên Báo cáo tài chính riêng đã kiểm toán tại ngày 31/12/2021 và Báo cáo tài chính riêng đã được soát xét tại ngày 30/6/2022.

Giá mua lại do công ty thỏa thuận với cổ đông ưu đãi, tối thiểu bằng giá phát hành ban đầu là 25.000 đồng/cổ phiếu và tối đa không vượt quá 32.500 đồng/cổ phiếu. Dựa trên thay đổi của tỷ giá và điều khoản chống pha loãng của hợp đồng với nhà đầu tư.

Thời gian mua lại dự kiến sẽ diễn ra vào tháng 02/2023, sau khi được ĐHĐCĐ Tập đoàn An Phát thông qua và các cơ quan có thẩm quyền phê duyệt. Dự kiến nếu thực hiện mua lại toàn bộ số cổ phần ưu đãi trên, vốn điều lệ của Tập đoàn APH sẽ giảm còn 2.439 tỷ đồng.

Hiện nay, An Phát Holdings có vốn điều lệ 2.512 tỷ đồng, với 17 công ty con. Tập đoàn hoạt động trong ngành nhựa, bất động sản khu công nghiệp và logistics.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính trả lời chất vấn trước Quốc hội

Chính phủ đề xuất tái khởi động dự án điện hạt nhân

Để đảm bảo nguồn điện cung ứng trước mắt và lâu dài, Chính phủ đã áp dụng đồng bộ nhiều giải pháp, trong đó có việc thực hiện đề xuất cấp có thẩm quyền tái khởi động dự án điện hạt nhân, phát triển mạnh điện gió ngoài khơi...

Toàn cảnh bức tranh kinh tế 10 tháng năm 2024 qua các con số

Toàn cảnh bức tranh kinh tế 10 tháng năm 2024 qua các con số

Trong 10 tháng năm 2024, kinh tế Việt Nam đạt kết quả tích cực trong nhiều lĩnh vực như: Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa tăng 11,8% (so với cùng kỳ năm 2023); Chỉ số sản xuất ngành công nghiệp tăng ổn định; Số doanh nghiệp thành lập mới “hồi sinh”...