Áp dụng tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung, dài hạn 45% cho năm 2018 thay vì 40%

NHNN chính thức có động thái giãn lộ trình áp dụng tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung, dài hạn sau tuyên bố của Thống đốc cách đây 3 tháng.
Áp dụng tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung, dài hạn 45% cho năm 2018 thay vì 40%

Theo dự thảo thông tư sửa đổi, bổ sung Thông tư 36/2014/TT-NHNN ngày 20/11/2014 (được sửa đổi, bổ sung bởi Thông tư 06/2016-TT-NHNN), Ngân hàng Nhà nước (NHNN) quyết định điều chỉnh lộ trình áp dụng tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung và dài hạn.

Cụ thể, dự thảo thông tư đề nghị sửa đổi, bổ sung khoản 5: Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được sử dụng nguồn vốn ngắn hạn để cho vay trung hạn và dài hạn theo tỷ lệ tối đa với lộ trình 3 năm như sau.

Từ ngày Thông tư có hiệu lực thi hành đến hết ngày 31/12/2017, tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung và dài hạn với Ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài là 50%; Tổ chức tín dụng phi ngân hàng là 90%.

Từ ngày 1/1/2018 đến hết ngày 31/12/2018, tỷ lệ này tại Ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài là 45%; Tổ chức tín dụng phi ngân hàng là 90%.

Từ ngày 1/1/2019, tỷ lệ tại Ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài là 40%; Tổ chức tín dụng phi ngân hàng là 90%.

Như vậy, thay vì áp dụng tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung và dài hạn 40% vào năm 2018, NHNN quyết định giãn thời gian áp dụng tỷ lệ này sang năm 2019. Năm 2018 sẽ áp dụng tỷ lệ 45%.

Phía NHNN lý giải, việc điều chỉnh này là trên cơ sở đánh giá tác động số liệu giám sát của NHNN và số liệu kinh tế vĩ mô, tình hình kinh tế các tháng đầu năm 2017, cũng như định hướng điều hành chính sách kinh tế vĩ mô của Chính phủ trong những tháng cuối năm.

Trước đó, phát biểu tại Hội nghị Thủ tướng với doanh nghiệp ngày 17/5, Thống đốc NHNN Lê Minh Hưng cho biết điều bất cập hiện nay là tín dụng trung dài hạn vẫn chiếm 53-55%, trong khi vốn huy động trung dài hạn chỉ chiếm 13-15%. Đây là rủi ro rất lớn cho hoạt động ngân hàng khi mất cân đối về tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn.

Thống đốc cho rằng, theo lộ trình, tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn tối đa trong năm 2017 là 50% và đầu năm 2018 sẽ là 40%, vì lẽ ra cung ứng vốn trung dài hạn phải thực hiện qua kênh chứng khoán, nhưng do đặc thù của Việt Nam nên nguồn vốn này hiện chủ yếu vẫn huy động qua kênh ngân hàng.

"Do đó, thời gian tới, NHNN sẽ đánh giá diễn biến chính sách tiền tệ để xem xét điều chỉnh lại tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn phù hợp hơn với thực tế nhằm giảm bớt áp lực cho các ngân hàng thương mại", ông Lê Minh Hưng nói.

Theo Kình Dương/VNF

>> Lãi suất ngân hàng sẽ tác động đến bất động sản cuối năm 2017

Có thể bạn quan tâm

Vietcap: Nhiệm kỳ thứ hai của ông Trump có thể tác động tiêu cực tới ngành ngân hàng Việt Nam

Vietcap: Nhiệm kỳ thứ hai của ông Trump có thể tác động tiêu cực tới ngành ngân hàng Việt Nam

Những tác động tiêu cực đến tăng trưởng tín dụng và lãi suất có thể khiến tỷ lệ nợ xấu trong ngân hàng gia tăng. Các ngành hướng tới xuất khẩu và chuỗi cung ứng dự báo sẽ gặp khó khăn do sự thay đổi trong nhu cầu thị trường và áp lực tỷ giá, từ đó gây sức ép lên chất lượng tài sản của ngân hàng...

 Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc báo cáo, giải trình những vấn đề có liên quan được nêu tại phiên chất vấn

Tiếp tục xử lý loạt ngân hàng 0 đồng

Thời gian qua, sự phối hợp giữa chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa đã đạt hiệu quả cao, tạo động lực tăng trưởng của nền kinh tế, ảnh hưởng trực tiếp đến hệ thống ngân hàng và các tổ chức tín dụng…

Thống đốc lý giải vì sao chỉ bán mà không mua vàng miếng SJC?

Thống đốc lý giải vì sao chỉ bán mà không mua vàng miếng SJC?

“Việc Ngân hàng Nhà nước bán vàng miếng để bình ổn thị trường vừa qua được nhân dân ủng hộ, đánh giá cao. Tuy nhiên, người dân băn khoăn là tại sao chỉ bán mà không mua. Dân muốn bán thì bán ở đâu?”, đại biểu Quốc hội đặt vấn đề...