Asanzo tuyên bố "được minh oan", quay trở lại hoạt động

Trước câu hỏi của nhiều PV về nội dung chính của cuộc họp báo “Asanzo được minh oan”. Đại diện Tập đoàn này giải thích, hiện chưa có kết luận nào cho thấy Asanzo giả xuất xứ.
Asanzo tuyên bố "được minh oan", quay trở lại hoạt động

Sáng ngày 17/9/2019, Công ty CP Tập đoàn Asanzo tổ chức họp báo tại Hà Nội với nội dung ghi trên giấy mời là... “Asanzo được minh oan”.

Tại họp báo, PV nêu câu hỏi về tính khách quan của buổi họp báo “Asanzo được minh oan”: “ Cuối tháng 6, Văn phòng Chính phủ có thông báo của Thủ Tướng, trong đó nêu rõ, yêu cầu Bộ tài chính với tư cách là cơ quan thường trực của Ban chỉ đạo 389, chủ trì phối hợp Bộ công thương và công an phối hợp để ra kết luận cuối cùng về vụ việc. Thế nhưng đến bây giờ, chưa biết tiến trình như thế nào, nhưng Asanzo lại tổ chức họp báo, đại diện Asanzo cho biết về tính khách quan của buổi họp báo? Khi chưa có kết luận nhưng đứng ra công bố hay không?”.

Trả lời câu hỏi này, Luật sư Trần Đức Hoàng, Tư vấn pháp lý của Tập đoàn Asanzo cho rằng: “Về vấn đề này, anh Tam đã tiếp xúc với Bộ Tài chính ít nhất 3 lần, để hỏi về các kết luận liên quan đến Tập đoàn, sau những lần làm việc, Bộ Tài chính đã hướng dẫn anh Tam xuống Tổng cục Hải Quan, tuy nhiên, đến thời điểm hiện tại các cơ quan nhà nước chưa ban hành quyết định gì nói chúng tôi vi phạm một số tội lỗi như một số tờ báo đã quy kết chúng tôi trước đây".

"Và anh Tam nói rằng, trước mắt chúng ta hãy công bố về vấn đề này, vì không thể chờ được nữa. Có thể các cơ quan nhà nước sẽ công bố sau, nhưng mà anh cần công bố để Công ty quay trở lại làm việc”.

Tiếp đó, một PV đặt câu hỏi: “Với hai văn bản phía Asanzo dựa vào là văn bản của Quản lý thị trường và văn bản của VCCI, thì hai văn bản này đã đủ cơ sở pháp lý để khẳng định Asanzo được minh oan hay chưa, trong thời điểm hiện nay mới chỉ có 2 đơn vị này mà chưa có đơn vị khác ra kết luận, thậm chí tại cuộc họp báo hôm nay cũng không có các cơ quan quản lý khác tham dự.

Trả lời câu hỏi, Luật sư đại diện Asanzo cho rằng, với 2 văn bản này, đến thời điểm hiện tại, chưa có cơ quan nhà nước nào kết luận Asanzo có vi phạm quy định về xuất xứ hàng hóa. Vị luật sư này khẳng định, tất cả các thông tin Asanzo công bố là "đúng". 

Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội cấp phép cho Asanzo họp báo Thông tin về những vấn đề liên quan đến công ty mà báo chí nêu thời gian qua

Ngày 5/9, Tổng cục Hải quan cho biết, đã tham mưu Bộ Tài chính báo cáo Thủ tướng Chính phủ về kết quả kiểm tra, xác minh thông tin báo chí phản ảnh liên quan đến Công ty CP Tập đoàn Asanzo.

Xác minh cho thấy, từ 1/1/2017 đến 30/6/2019, Cty CP Tập đoàn Asanzo có quan hệ mua linh kiện, hàng hóa với 58 công ty trong đó có 9 công ty mang tên “Asanzo”. Tuy nhiên, hiện hầu hết các công ty trên đã bỏ trốn, hoặc không tồn tại địa chỉ theo đăng ký kinh doanh, ngừng 
hoạt động. 

Qua điều tra, xác minh, Tổng cục Hải quan đã đề nghị cơ quan điều tra khởi tố vụ án “buôn lậu” về việc Công ty Sa Huỳnh khai nhập khẩu hàng hóa là linh kiện dùng để lắp ráp lò nướng thủy tinh nhưng khi kiểm tra phát hiện toàn bộ hàng hóa bên trong container là 1.300 bộ lò nướng thủy tinh nguyên chiếc nhãn hiệu Asanzo có cả phiếu bảo hành in sẵn bằng tiếng Việt: “Asanzo - Đỉnh cao công nghệ Nhật Bản”.

Kiểm tra hoạt động XNK của Công ty CP Tập đoàn Asanzo, Hải quan nhận thấy, từ 20/10/2016 đến 30/6/2019, Asanzo làm thủ tục hải quan nhập khẩu 26 tờ khai, tổng kim ngạch nhập khẩu khoảng 171 triệu đồng; mặt hàng nhập khẩu để làm hàng mẫu (không thanh toán) gồm bảng mạch điện tử lắp ráp ti vi, cáp tín hiệu, logo bằng kim loại, tấm LCD mẫu, bo mạch điện tử xử lý tín hiệu ti vi;… Trên tờ khai hải quan khai hàng hóa có xuất xứ Trung Quốc.

Đáng chú ý, công ty không phát sinh hoạt động bán hàng hóa ra nước ngoài mà chỉ phát sinh 1 tờ khai hải quan xuất trả “bộ đầu thu khuyếch đại âm thanh nhãn hiệu Asanzo” cho đối tác tại Hồng Kông, Trung Quốc, số lượng 5 chiếc, trị giá 5.825.000 đồng.

Trước đó, chiều 30/8, Cty Asanzo đã đăng tải thông cáo báo chí thông báo tạm ngừng mọi hoạt động sản xuất kinh doanh, ngoại trừ hoạt động bảo trì bảo hành nhằm bảo đảm quyền lợi sau mua hàng cho người tiêu dùng. Công ty này mong muốn sớm có một kết luận thanh tra, kiểm tra chính thức để cho công ty Asanzo trở lại hoạt động bình thường, có cơ hội tiếp tục kinh doanh. 

Có thể bạn quan tâm

VNDirect nâng dự báo tăng trưởng GDP Việt Nam 2024 đạt 6,9%

VNDirect nâng dự báo tăng trưởng GDP Việt Nam 2024 đạt 6,9%

VNDirect đã nâng dự báo tăng trưởng GDP năm 2024 của Việt Nam từ 6,7% lên 6,9%, đồng thời cho rằng GDP quý 4/2024 sẽ tăng 7,1%. Công ty chứng khoán này cũng đưa ra kịch bản lạc quan GDP của Việt Nam tiếp tục tăng trưởng 6,9% trong năm 2025...

VACOD-HBA thúc đẩy “nâng tầm” doanh nghiệp về kế toán, kiểm toán, AI

VACOD-HBA thúc đẩy “nâng tầm” doanh nghiệp về kế toán, kiểm toán, AI

TS Nguyễn Hồng Sơn, Chủ tịch VACOD-HBA mong muốn các doanh nghiệp không chỉ phát huy bản lĩnh, tinh thần vượt khó của “những người lính thời bình”, nắm bắt công nghệ mới, không ngừng học hỏi để giúp phát triển doanh nghiệp bền vững, mà còn xây dựng thành công văn hoá kinh doanh trong doanh nghiệp...