Bà Chu Thị Bình nhận 93 tỷ đồng tạm ứng của Eximbank

Chiều ngày 26/6, Eximbank đã tạm ứng 93 tỷ đồng cho bà Chu Thị Bình - người mất 245 tỷ đòng trong sổ tiết kiệm gây xôn xao trong dư luận thời gian qua
Bà Chu Thị Bình nhận 93 tỷ đồng tạm ứng của Eximbank

Ông Lê Văn Quyết - Tổng giám đốc Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam (Eximbank, mã: EIB) cho biết, sau khi thoả thuận dựa trên hồ sơ của cơ quan Cảnh sát điều tra C44 và các thông tin có được, phía Eximbank và bà Chu Thị Bình đã thống nhất thoả thuận về việc tạm ứng cho bà Bình trong quá trình chờ kết luận cuối cùng của cơ quan điều tra.

Theo đó, số tiền tạm ứng đợt 1 là 93 tỉ đồng đã được thực hiện và khách hàng Chu Thị Bình nhận cũng như gửi lại Eximbank chi nhánh TP.HCM. Bà Bình cho biết, “tôi đã chia thành 3 sổ tiết kiệm gửi lại Eximbank ở các kỳ hạn 3 tháng, 6 tháng và 12 tháng”

Sau khi có kết luận chính thức của cơ quan điều tra thì Eximbank sẽ trả toàn bộ 152 tỷ đồng còn lại. Việc gửi lại này theo bà Bình là động thái rất thiện chí và hoàn toàn chủ động. Bà Bình cho biết cũng quyết định sẽ sử dụng các dịch vụ liên quan đến hoạt động xuất nhập khẩu của công ty bà ở Eximbank.

Theo ông Nguyễn Cảnh Vinh - Phó tổng giám đốc Eximbank, việc tạm ứng này không ảnh hưởng đến tiến trình tố tụng của cơ quan chức năng. Đối với cổ đông, ban giám đốc đã được sự đồng thuận của HĐQT Eximbank trong việc thực hiện tạm ứng.

Cũng theo ông Vinh, đây là vụ việc rủi ro cũng như nhiều vụ việc khác. Ngân hàng phải nhìn nhận lại trách nhiệm của từng bên và số tiền này nằm trong hạn mục tạm ứng.

Ông Phan Trung Hoài, Luật sư đại diện cho bà Chu Thị Bình cũng cho rằng, bà Bình đánh giá cao thiện chí của Eximbank trong quá trình giải quyết vụ việc. Hai bên đạt được kết quả này theo ông Hoài là trên cơ sở rà soát của phía ngân hàng về từng hồ sơ, kết quả thông báo của cơ quan điều tra làm cơ sở để đánh giá vấn đề. Đây là cơ sở quan trọng để hai bên đạt được kết quả đàm phán. 

"Liên quan hai cán bộ Eximbank chi nhánh TP HCM bị tạm giam, phía Eximbank cho biết một người đã được tại ngoại, còn một người khác thì phía người nhà đang làm thủ tục đề nghị cơ quan chức năng cho tại ngoại.

Từ năm 2013 đến nay, bà Bình có mở 3 sổ tiết kiệm với tổng số tiền gốc hơn 301 tỷ đồng (trong đó một sổ 247 tỷ đồng, một sổ 49 tỷ đồng và một sổ 5,4 tỷ đồng)

Tháng 2/2017, khi sổ tiết kiệm 49 tỷ đồng đến ngày đáo hạn, bà liên hệ để rút số tiền này thì Eximbank cho biết tiền gửi của bà không còn trong hệ thống. Sau đó bà kiểm tra lại toàn bộ các sổ tiết kiệm thì được Eximbank thông báo và cung cấp chứng từ cho thấy đã bị rút hết 245 tỷ đồng, trong khi bà vẫn còn giữ sổ tiết kiệm.

Đáng nói là dù sổ tiết kiệm của bà đã bị rút gần hết trước năm 2016, nhưng tháng 1, 2 và tháng 4 năm 2016, ba giấy xác nhận sao kê do Eximbank chi nhánh TP.HCM cấp cho bà vẫn xác nhận số tiền bà gửi còn nguyên trong tài khoản.

Các sao kê đều lập trên giấy có tiêu đề của Eximbank và được ông Lê Nguyễn Hưng, nguyên phó giám đốc Eximbank chi nhánh TP.HCM ký và giao trực tiếp cho bà Bình.

Sau đó, bà Bình đã có buổi làm việc với Hội đồng quản trị Eximbank để đưa ra phương án giải quyết. Tuy nhiên, cả hai bên đã không tìm được tiếng nói chung, bà Bình không tìm thấy sự đồng thuận trong các điều khoản thỏa thuận.

 >> Hôm nay xét xử vụ "hot girl" Eximbank rút 50 tỷ của khách hàng

Có thể bạn quan tâm

Vietcap: Nhiệm kỳ thứ hai của ông Trump có thể tác động tiêu cực tới ngành ngân hàng Việt Nam

Vietcap: Nhiệm kỳ thứ hai của ông Trump có thể tác động tiêu cực tới ngành ngân hàng Việt Nam

Những tác động tiêu cực đến tăng trưởng tín dụng và lãi suất có thể khiến tỷ lệ nợ xấu trong ngân hàng gia tăng. Các ngành hướng tới xuất khẩu và chuỗi cung ứng dự báo sẽ gặp khó khăn do sự thay đổi trong nhu cầu thị trường và áp lực tỷ giá, từ đó gây sức ép lên chất lượng tài sản của ngân hàng...

 Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc báo cáo, giải trình những vấn đề có liên quan được nêu tại phiên chất vấn

Tiếp tục xử lý loạt ngân hàng 0 đồng

Thời gian qua, sự phối hợp giữa chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa đã đạt hiệu quả cao, tạo động lực tăng trưởng của nền kinh tế, ảnh hưởng trực tiếp đến hệ thống ngân hàng và các tổ chức tín dụng…

Thống đốc lý giải vì sao chỉ bán mà không mua vàng miếng SJC?

Thống đốc lý giải vì sao chỉ bán mà không mua vàng miếng SJC?

“Việc Ngân hàng Nhà nước bán vàng miếng để bình ổn thị trường vừa qua được nhân dân ủng hộ, đánh giá cao. Tuy nhiên, người dân băn khoăn là tại sao chỉ bán mà không mua. Dân muốn bán thì bán ở đâu?”, đại biểu Quốc hội đặt vấn đề...