Bán đấu giá đất Hòa Lân: Agribank báo cáo gì với Chính phủ?

Báo cáo Thủ tướng Chính phủ vụ “đấu giá đất nghìn tỷ” ở khu dân cư Hòa Lân, Agribank kiến nghị Thủ tướng Chính phủ sớm có ý kiến chỉ đạo để vụ việc được xử lý dứt điểm, đúng quy định của pháp luật.
Bán đấu giá đất Hòa Lân: Agribank báo cáo gì với Chính phủ?

Trong văn bản báo cáo Thủ tướng Chính phủ về việc bán đấu giá tài sản dự án khu dân cư Hoà Lân (Bình Dương), Agribank cho biết, trong khoảng thời gian từ năm 2003 – 2007, Công ty TNHH Sản xuất và Thương mại Thiên Phú (Công ty Thiên Phú) vay 305 tỷ đồng và 18.643,3 lượng vàng tại Agribank chi nhánh Chợ Lớn, để thực hiện Dự án khu dân cư Hòa Lân, tổng diện tích là 490.765,1m2, tổng dư nợ sau quy đổi là gần 1.118 tỷ đồng, và dùng chính dự án này làm tài sản thế chấp.

Tuy nhiên, trong suốt thời gian từ năm 2008-2015, khoản vay này đã phát sinh nợ xấu do dự án không triển khai được. Đến ngày 17/4/2015, Công ty Thiên Phú đã chủ động ký biên bản bàn giao dự án khu dân cư Hòa Lân để Agribank chi nhánh Chợ Lớn được toàn quyền tiến hành bán đấu giá tài sản thế chấp để thu hồi nợ.

Agribank chi nhánh Chợ Lớn và Công ty Thiên Phú thống nhất chọn CTCP Thẩm định giá và tư vấn Quốc tế thực hiện thẩm định giá tài sản và CTCP Đấu giá Nam Sài Gòn tiến hành đấu giá tài sản theo đúng trình tự, thủ tục do pháp luật quy định. Và cùng đưa ra mức giá khởi điểm là 1.467,7 tỷ đồng.

Theo báo cáo của CTCP Đấu giá Nam Sài Gòn và Agribank Chi nhánh Chợ Lớn, sau 12 lần thông báo bán đấu giá và giảm giá (đều có sự đồng ý bằng văn bản của Công ty Thiên Phú) nhưng không có khách hàng đăng ký tham gia đấu giá, hoặc có khách hàng mua hồ sơ đấu giá nhưng sau đó không nộp tiền đặt cọc theo quy định, nên không đủ điều kiện mở phiên bán đấu giá. 

Ngày 25/5/2017, phiên đấu giá tài sản lần thứ 13 đã được tổ chức tại Trụ sở của Công ty Thiên Phú với giá khởi điểm là 963 tỷ đồng. CTCP Đầu tư và Phát triển Kim Oanh TP.HCM (Công ty Kim Oanh TP.HCM) đã trúng đấu giá tài sản với giá múa là 1.353 tỷ đồng, cao hơn 390 tỷ đồng so với giá khởi điểm. 

Tuy nhiên, Agribank cho biết quá trình xử lý tài sản sau đấu giá đã xảy ra nhiều tranh chấp và kiện tụng. Do đó, Công ty Kim Oanh TP.HCM xin giãn thời gian thanh toán tiền mua tài sản.

Đến ngày 15/3/2019, Công ty Kim Oanh TP.HCM đã thanh toán đủ số tiền mua tài sản đấu giá là 1.353 tỷ đồng (trong đó thu nợ gốc: hơn 1.092 tỷ đồng, thu nợ lãi 261 tỷ đồng). Agribank khẳng định việc giãn thời gian thanh toán cho Công ty Kim Oanh không làm ảnh hưởng đến lợi ích của Công ty Thiên Phú.

Mặt khác, trong quá trình xử lý tài sản bảo đảm, Công ty Thiên Phú đã tham gia vào toàn bộ quá trình bán đấu giá, tự nguyện bàn giao tài sản, có ý kiến thống nhất bằng văn bản đối với việc thông báo bán đấu giá và giảm giá; Ký kết Biên bản bán đấu giá tài sản và hợp đồng mua bán tài sản bán đầu giá.

Đáng nói, mặc dù là người vi phạm Hợp đồng tín dụng những ngày 21/2/2019, Công ty Thiên Phú lại khởi kiện Agribank ra Tòa án nhân dân Quận 7, TP.HCM. 

Ngày 27/2/2019, Tòa án nhân dân Quận 7, TP.HCM đã thụ lý vụ án và ngày 15/3/2019 ra Quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời số 01/2019/QĐ-BPKKTT cấm dịch chuyển quyền về tài sản dưới mọi hình thức đối với các tài sản là quyền sử dụng đất thuộc Dự án KDC Hòa Lân tại xã Thuận Giao, huyện Thuận An, tỉnh Bình Dương.  

“Việc Công ty Thiên Phú khởi kiện Agribank và Tòa án nhân dân Quận 7 TP.HCM ra quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời cấm dịch chuyển quyền về tài sản dưới mọi hình thức là không đúng tinh thần của Nghị quyết số 42/2017/QH14 của Quốc hội, Chỉ thị số 32/CT-TTg ngày 19/7/2017 của Thủ tướng Chính phủ, Chỉ thị số 06/CT-NHNN ngày 20/7/2017 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước về thí điểm xử lý nợ xấu của Tổ chức tín dụng.

Làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyền và lợi ích hợp pháp của bên trúng đấu giá là Công ty Kim Oanh TP.HCM cũng như quá trình thu hồi, xử lý nợ xấu của Agribank”, Ngân hàng Nông nghiệp nêu quan điểm, đồng thời kiến nghị Thủ tướng Chính phủ sớm có ý kiến chỉ đạo để vụ việc được xử lý dứt điểm, đúng quy định của pháp luật.

 >> Nợ dưới tiêu chuẩn của Agribank tăng 60% trong 3 tháng đầu năm

Có thể bạn quan tâm

Ông Đào Xuân Tuấn, Vụ trưởng Vụ Quản lý ngoại hối, Ngân hàng nhà nước

Thêm bộ khung để kiểm soát rủi ro, phòng chống rửa tiền

Bộ quy tắc và thực hành thống nhất về danh mục, nguyên tắc cung cấp chứng từ đối với giao dịch chuyển tiền một chiều ra nước ngoài của người cư trú là công dân Việt Nam đảm bảo đáp ứng thực tiễn nhưng vẫn kiểm soát chặt chẽ hoạt động thanh toán, chuyển tiền ra nước ngoài...

Phó thống đốc Ngân hàng Nhà nước Đào Minh Tú

Ngân hàng Nhà nước sẽ đổi mới điều hành, tiến tới bỏ cơ chế phân bổ room tín dụng

Ngân hàng Nhà nước cho biết sẽ tiếp tục đổi mới biện pháp điều hành tăng trưởng tín dụng và triển khai lộ trình giảm dần, tiến tới xóa bỏ việc điều hành phân bổ chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng cho từng tổ chức tín dụng, nỗ lực đạt tăng trưởng tín dụng toàn hệ thống dự kiến 16%...

Tỷ giá đã qua "cơn sóng gió"

Tỷ giá đã qua "cơn sóng gió"

Việc đồng USD suy yếu trong tháng 1 đã giúp giảm đáng kể áp lực lên tỷ giá, song thách thức vẫn còn khi cuộc chiến thương mại được dự báo sẽ là yếu tố hỗ trợ cho đồng USD trong thời gian tới...

Cập nhật lãi suất huy động ngân hàng LPBank tháng 2/2025

Cập nhật lãi suất huy động ngân hàng LPBank tháng 2/2025

Qua so sánh với tháng trước, biểu lãi suất huy động của ngân hàng LPBank tháng 2/2025 không có sự điều chỉnh mới. Theo đó, các khoản tiền gửi tại quầy với kỳ hạn 1 tháng đến 60 tháng được áp dụng mức lãi suất là 3,1 – 5,5%/năm…