Ban hành kế hoạch hành động hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp

Bộ trưởng Bộ Tài chính đã ký Quyết định 863/QĐ-BTC ban hành Kế hoạch hành động thực hiện Nghị quyết 35/NQ-CP ngày 16/5/2016 của Chính phủ, Chỉ thị 07/CT-TTg ngày 5/3/2018 và Chỉ thị 26/CT-TTg ngày 6/6
Ban hành kế hoạch hành động hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp

Chương trình hành động cụ thể hóa các nhiệm vụ của Bộ Tài chính được giao tại Nghị quyết số 35/NQ-CP, Chỉ thị số 07/CT-TTg và Chỉ thị số 26/CT-TTg, nhằm thống nhất từ nhận thức đến hành động trong toàn ngành Tài chính, phấn đấu hoàn thành tốt các mục tiêu, nhiệm vụ mà nghị quyết, chỉ thị đã đề ra.

Trong đó, Bộ trưởng Bộ Tài chính yêu cầu bảo đảm cụ thể, khả thi và có kết quả rõ ràng hướng tới hoàn thành các nhiệm vụ của Bộ Tài chính được giao; hướng tới cải cách mạnh mẽ thủ tục hành chính, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp; bảo đảm quyền kinh doanh, quyền bình đẳng tiếp cận nguồn lực và cơ hội kinh doanh của doanh nghiệp; quy định rõ trách nhiệm của cơ quan chủ trì, cơ quan phối hợp, người đứng đầu trong tổ chức triến khai thực hiện; quy định rõ chế độ báo cáo, cơ chế kiểm tra, giám sát trong quá trình thực hiện, bảo đảm thực hiện đúng tiên độ và xử lý kịp thời các vướng măc phát sinh.

Để đẩy mạnh tái cơ cấu nền kinh tế, nâng cao chất lượng tăng trưởng, phát triển kinh tế theo chiều sâu, hỗ trợ doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp tư nhân, phấn đấu hoàn thành các mục tiêu, nhiệm vụ được giao, Bộ Tài chính tập trung thực hiện các nhiệm vụ và giải pháp (3 nhóm nhiệm vụ, 26 giải pháp thực hiện, với 50 sản phẩm đầu ra).

Đối với nhiệm vụ cải cách hành chính, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp, toàn ngành Tài chính thực hiện nghiêm túc, quyết liệt, đúng thời hạn và hiệu quả Kế hoạch hành động của Bộ Tài chính thực hiện Nghị quyết số 02/NQ-CP.

Đồng thời tiếp tục triển khai Quyết định số 2765/QĐ-BTC ngày 24/12/2015 của Bộ trưởng Bộ Tài chính; tổ chức triển khai đầy đủ, toàn diện và hiệu quả Công văn số 3419/BTC- PC ngày 15/3/2016; xây dựng và triển khai kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng đối với công chức, viên chức dài hạn và hàng năm.

Đối với nhiệm vụ bảo đảm quyền kinh doanh, quyền bình đẳng tiếp cận nguồn lực và cơ hội kinh doanh của doanh nghiệp, Bộ Tài chính đã đề ra các giải pháp cụ thể liên quan tới các lĩnh vực, bao gồm: lĩnh vực thuế, hải quan; lĩnh vực tài chính doanh nghiệp và chứng khoán; lĩnh vực tài chính ngân hàng và bảo hiểm.

>> Bộ Tài chính lên kế hoạch cắt giảm chi phí cho doanh nghiệp

Có thể bạn quan tâm

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính trả lời chất vấn trước Quốc hội

Chính phủ đề xuất tái khởi động dự án điện hạt nhân

Để đảm bảo nguồn điện cung ứng trước mắt và lâu dài, Chính phủ đã áp dụng đồng bộ nhiều giải pháp, trong đó có việc thực hiện đề xuất cấp có thẩm quyền tái khởi động dự án điện hạt nhân, phát triển mạnh điện gió ngoài khơi...

Toàn cảnh bức tranh kinh tế 10 tháng năm 2024 qua các con số

Toàn cảnh bức tranh kinh tế 10 tháng năm 2024 qua các con số

Trong 10 tháng năm 2024, kinh tế Việt Nam đạt kết quả tích cực trong nhiều lĩnh vực như: Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa tăng 11,8% (so với cùng kỳ năm 2023); Chỉ số sản xuất ngành công nghiệp tăng ổn định; Số doanh nghiệp thành lập mới “hồi sinh”...