Bất ngờ với cổ phiếu ngân hàng

Trước và sau thông tin Quốc hội thông qua Nghị quyết xử lý nợ xấu, nhiều người kỳ vọng kết quả kinh doanh của các ngân hàng (NH) sẽ khởi sắc. Từ đó, không ít nhà đầu tư dồn vốn, đẩy giá nhóm cổ phiếu
Bất ngờ với cổ phiếu ngân hàng

Số liệu giao dịch từ đầu tháng 6/2017 đến nay cho thấy hầu hết giá cổ phiếu của 10 NH (BID, CTG, ACB, MBB, VIB, STB, EIB, NVB, ACB, SHB) tăng nhiều hơn giảm. Thậm chí, có phiên giao dịch, toàn bộ mã chứng khoán NH đều tăng giá.

Đáng chú ý nhất là giá cổ phiếu STB (Sacombank - NH Sài Gòn Thương Tín). Trong 17 phiên giao dịch, STB có đến 12 phiên tăng giá, từ 12.650 đồng lên 14.300 đồng nhờ thông tin 5 tháng đầu năm 2017, Sacombank thu được hơn 404 tỉ đồng lợi nhuận, đạt gần 90% kế hoạch cả năm được đề ra tại đề án tái cơ cấu đã được NH Nhà nước phê duyệt.

Cổ phiếu EIB (Eximbank - NH Xuất nhập khẩu Việt Nam) cũng có 8 phiên giao dịch "xanh" sàn, 2 phiên đứng giá. Cổ phiếu NH này tăng từ 11.800 đồng lên 13.400 đồng. Còn cổ phiếu của NVB (NH Quốc Dân) tăng mạnh với 12 phiên tăng giá, trong đó có phiên tăng 9,6%, giá cổ phiếu từ 6.200 đồng lên 10.400 đồng… Giá cổ phiếu của nhiều NH khác cũng có mức tăng đáng kể.

Theo số liệu của sàn HoSE, trong 2 tuần đầu tháng 6-2017, 43 triệu cổ phiếu của Sacombank đã được giao dịch thỏa thuận với giá trị hơn 560 tỉ đồng bất chấp NH này dời ngày tổ chức đại hội cổ đông đến ngày 30-6, hai ứng cử hội đồng quản trị nhiệm kỳ mới xin rút lui và đến nay chưa biết ai thay thế.

Qua 3 phiên giao dịch vào đầu tháng 6, hơn 57,6 triệu cổ phiếu Eximbank cũng được sang tay thỏa thuận với giá trị gần 700 tỉ đồng. Trong khi đó, giới đầu tư đang bàn tán chủ một doanh nghiệp vận tải xăng dầu (cổ đông đang nắm giữ gần 5% vốn điều lệ Eximbank) đã chào bán cổ phiếu NH này cho chủ một NH có hội sở tại TP HCM để người này tăng thêm tỉ lệ cổ phiếu nắm giữ tại Eximbank.

Trên thị trường chưa niêm yết (OTC), giá cổ phiếu của NH Kỹ thương Việt Nam (Techcombank) cũng vọt lên 32.000 đồng, cổ phiếu của NH Phát triển TP HCM (HDBank) cán mức 15.000 đồng… Đặc biệt, cổ phiếu của LienVietPostBank lên 12.000 đồng rồi đứng vững ở mức giá này.

Theo giới phân tích, giá cổ phiếu của một NH tăng thường do hiệu quả kinh doanh, chính sách nhà nước liên quan như Nghị quyết xử lý nợ xấu vừa được Quốc hội thông qua hoặc thị trường có những giao dịch lớn làm cho nhiều nhà đầu tư khác "cuốn theo chiều gió".

Luật sư - tiến sĩ Bùi Quang Tín (Trường ĐH NH TP HCM) nhận định không chỉ cổ phiếu NH trên sàn tăng giá mà giá cổ phiếu của các NH chưa niêm yết trên thị trường chứng khoán cũng đi lên. Nguyên nhân là do lợi nhuận khá tốt trong 6 tháng đầu năm 2017 của một số NH. Khi cổ phiếu NH nhích lên, nhiều người muốn sở hữu thêm cổ phiếu ngành này. Từ đó, thị trường xuất hiện dòng tiền lớn dồn vào cổ phiếu NH.

 Theo Trí thức trẻ

>> Những cổ phiếu khiến nhà đầu tư… cháy túi

Có thể bạn quan tâm

Doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ “vượt dốc” đầu năm

Doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ “vượt dốc” đầu năm

Ngành bảo hiểm phi nhân thọ khép lại quý đầu năm với lợi nhuận tăng trưởng nhẹ, chỉ một vài doanh nghiệp nổi bật với mức tăng hai chữ số, trong bối cảnh toàn ngành vẫn đối mặt với nhiều thách thức như cạnh tranh thị phần gay gắt, chi phí tái bảo hiểm leo thang và rủi ro thiên tai ngày càng lớn…

Lộ diện 10 ngân hàng trả lương hậu hĩnh nhất quý 1/2025

Lộ diện 10 ngân hàng trả lương hậu hĩnh nhất quý 1/2025

Trong quý đầu năm nay, nhiều ngân hàng tư nhân đã vượt mặt nhóm Big4 về mức độ "chịu chi" cho nhân sự. TPBank tạo bất ngờ khi vươn lên dẫn đầu bảng xếp hạng, với chi phí bình quân cho mỗi nhân viên hơn 53 triệu đồng/người/tháng…