Bộ Công Thương đề xuất lập Uỷ ban Cạnh tranh quốc gia

Uỷ ban Cạnh tranh quốc gia sẽ là mô hình cơ quan đặc biệt cùng lúc thực hiện chức năng quản lý nhà nước và tố tụng, tài phán.

Bộ Công Thương vừa có tờ trình gửi Chính phủ về ban hành Nghị định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của cơ quan này, thay thế Nghị định 98/2017.

Trong tờ trình bày, Bộ Công thương đề xuất thành lập Uỷ ban Cạnh tranh quốc gia trên cơ sở tổ chức lại Cục Cạnh tranh & Bảo vệ người tiêu dùng, Hội đồng và văn phòng Hội đồng Cạnh tranh.

Uỷ ban Cạnh tranh quốc gia sẽ hoạt động theo mô hình đặc biệt, cùng lúc thực hiện chức năng quản lý nhà nước và tố tụng, tài phán, theo đề xuất của Bộ Công Thương.

Phạm vi của Ủy ban Cạnh tranh quốc gia gồm 3 lĩnh vực là quản lý cạnh tranh; bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và kinh doanh đa cấp.

Uỷ ban có bộ máy giúp việc là cơ quan điều tra vụ việc cạnh tranh. Quá trình điều tra, cơ quan này có quyền thu thập thông tin, triệu tập người làm chứng... để phát hiện hành vi có dấu hiệu vi phạm...

Chủ tịch Ủy ban do Thủ tướng bổ nhiệm, miễn nhiệm theo đề nghị của Bộ trưởng Công Thương, nhiệm kỳ 5 năm.

Xem thêm

Bộ Công Thương hướng dẫn thủ tục xin Giấy phép hoạt động cung cấp dịch vụ chứng thực hợp đồng điện tử

Bộ Công Thương hướng dẫn thủ tục xin Giấy phép hoạt động cung cấp dịch vụ chứng thực hợp đồng điện tử

Hôm nay 14/7, Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số (Bộ Công Thương) đã tổ chức Hội nghị hướng dẫn thủ tục xin Giấy phép hoạt động cung cấp dịch vụ chứng thực hợp đồng điện tử cho hơn 20 doanh nghiệp lớn trong lĩnh vực cung cấp các giải pháp, dịch vụ phần mềm.

Có thể bạn quan tâm

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính trả lời chất vấn trước Quốc hội

Chính phủ đề xuất tái khởi động dự án điện hạt nhân

Để đảm bảo nguồn điện cung ứng trước mắt và lâu dài, Chính phủ đã áp dụng đồng bộ nhiều giải pháp, trong đó có việc thực hiện đề xuất cấp có thẩm quyền tái khởi động dự án điện hạt nhân, phát triển mạnh điện gió ngoài khơi...

Toàn cảnh bức tranh kinh tế 10 tháng năm 2024 qua các con số

Toàn cảnh bức tranh kinh tế 10 tháng năm 2024 qua các con số

Trong 10 tháng năm 2024, kinh tế Việt Nam đạt kết quả tích cực trong nhiều lĩnh vực như: Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa tăng 11,8% (so với cùng kỳ năm 2023); Chỉ số sản xuất ngành công nghiệp tăng ổn định; Số doanh nghiệp thành lập mới “hồi sinh”...