Bộ Công Thương kiến nghị giảm thuế môi trường với xăng dầu

Bộ Công Thương đề nghị Chính phủ chỉ đạo Bộ Tài chính xem xét điều chỉnh giảm thuế môi trường đối với mặt hàng xăng dầu.
Bộ Công Thương kiến nghị giảm thuế môi trường với xăng dầu

Hiện nay, tỷ lệ thuế phí chiếm tỷ lệ khoảng xấp xỉ 50% giá xăng dầu: Do đó, Bộ Công Thương đề xuất Chính phủ xem xét, chỉ đạo Bộ Tài chính nghiên cứu và trình phương án giảm thuế bảo vệ môi trường đối với mặt hàng xăng dầu ở mức phù hợp.

Bộ Công Thương cho rằng, hiện nay, tỷ trọng thuế, phí trong giá xăng dầu hiện ở mức cao (khoảng 55-60% đối với mặt hàng xăng, 35-40% đối với mặt hàng dầu). Trong đó thuế bảo vệ môi trường chiếm khoảng 32% đối với mặt hàng xăng và từ 11-20% đối với mặt hàng dầu.

Đặc biệt Bộ Công Thương đề nghị xem xét điều chỉnh giảm thêm thuế bảo vệ môi trường đối với mặt hàng xăng sinh học E5RON92 cho phù hợp với thực tế để tạo mức chênh lệch giá và khuyến khích sử dụng xăng sinh học.

Hiện tại, thuế bảo vệ môi trường đối với xăng sinh học E5 RON 92 đang ở mức 3.800 đồng/lít. Việc tính thuế bảo vệ môi trường đối với xăng sinh học E5 bằng 95% mức thuế bảo vệ môi trường của xăng khoáng RON92 như hiện nay được Bộ Công Thương đánh giá là chưa phù hợp. Bởi vì xăng E5 RON 92 có 95% là xăng RON 92 và 5% là ethanol.

"Không nên một cách cơ học lấy 95%, chỉ khác nhau 5% mà phải đánh giá dựa vào mức độ khí phát thải khi sử dụng xăng E5", Bộ Công Thương nhấn mạnh.

Theo kết quả các nghiên cứu đã được thực hiện, việc sử dụng xăng E5 RON 92 giảm đáng kể các khí thải gây ô nhiễm môi trường như khí CO (giảm 27,76%), HC (giảm 16,23%),... so với các loại xăng khoáng thông thường.

Vì vậy, Bộ Công Thương cho rằng cần cân nhắc đưa ra mức thuế bảo vệ môi trường đối với mặt hàng xăng E5RON92 dựa theo mức độ phát thải (75-80%) mức thuế đối với xăng khoáng. 

Nếu phương án đề xuất của Bộ Công thương được chấp nhận thì xăng dầu đứng trước cơ hội giảm mạnh thêm. Mức giảm có thể lên đến cả nghìn đồng.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Chí Dũng. Ảnh: VGP/Thu Sa

Nghị quyết 68 là “cuộc cách mạng” về tư duy và thể chế

Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Chí Dũng cho rằng nên mạnh dạn trao lại những quyền chính đáng cho doanh nghiệp, bảo đảm các quyền cơ bản như quyền sở hữu tài sản, quyền tự do kinh doanh, quyền cạnh tranh bình đẳng, quyền được tiếp cận một cách công bằng với các nguồn lực của đất nước...

Nghị quyết số 68-NQ/TW đặt mục tiêu đến năm 2045 có ít nhất 3 triệu doanh nghiệp hoạt động trong nền kinh tế; đóng góp khoảng trên 60% GDP

Kinh tế tư nhân là động lực quan trọng nhất của nền kinh tế quốc gia

Nghị quyết nêu rõ nguyên tắc sử dụng các công cụ thị trường để điều tiết nền kinh tế; giảm thiểu sự can thiệp và xoá bỏ các rào cản hành chính, cơ chế "xin - cho", tư duy "không quản được thì cấm". Người dân, doanh nghiệp được tự do kinh doanh trong những ngành nghề pháp luật không cấm.