Bộ Công Thương siết việc bán thực phẩm chức năng thông qua hệ thống đa cấp

Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng (Bộ Công Thương) cho biết, Bộ Công Thương sẽ tăng cường phối hợp với Bộ Y tế trong quản lý bán sản phẩm thực phẩm chức năng thông qua phương thức bán hàng đa c
Bộ Công Thương siết việc bán thực phẩm chức năng thông qua hệ thống đa cấp

Cụ thể, theo Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng, trong thời gian vừa qua, các công ty sản xuất, phân phối sản phẩm thực phẩm chức năng đã thực hiện nhiều hoạt động quảng cáo, tuyên truyền quá mức về chức năng, công dụng của các loại thực phẩm chức năng, mập mờ coi thực phẩm chức năng như là thuốc chữa bệnh. Điều này đã góp phần gây ra những thiệt hại cả về mặt sức khỏe và vật chất cho người tiêu dùng.

Thực hiện chỉ đạo của lãnh đạo Chính phủ, căn cứ trên cơ sở phân công trách nhiệm quản lý nhà nước đối với hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp, trong thời gian tới, Bộ Công Thương và Bộ Y tế sẽ tăng cường phối hợp hành động nhằm nâng cao hiệu quả quản lý sản phẩm thực phẩm chức năng, trong đó đặc biệt quan tâm tới việc phân phối thực phẩm chức năng theo phương thức kinh doanh đa cấp.

Theo đó, hai bộ sẽ chỉ đạo các đơn vị liên quan cùng phối hợp tổ chức các đoàn thanh tra kiểm tra liên ngành để kiểm tra hoạt động của những doanh nghiệp kinh doanh theo phương thức đa cấp có bán các loại thực phẩm chức năng.

Bên cạnh đó, hai bộ cũng tăng cường trao đổi thông tin, kiểm soát và giám sát chặt chẽ các nội dung quảng cáo thực phẩm chức năng trên các phương tiện thông tin đại chúng.

Có thể bạn quan tâm

Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Chí Dũng. Ảnh: VGP/Thu Sa

Nghị quyết 68 là “cuộc cách mạng” về tư duy và thể chế

Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Chí Dũng cho rằng nên mạnh dạn trao lại những quyền chính đáng cho doanh nghiệp, bảo đảm các quyền cơ bản như quyền sở hữu tài sản, quyền tự do kinh doanh, quyền cạnh tranh bình đẳng, quyền được tiếp cận một cách công bằng với các nguồn lực của đất nước...

Nghị quyết số 68-NQ/TW đặt mục tiêu đến năm 2045 có ít nhất 3 triệu doanh nghiệp hoạt động trong nền kinh tế; đóng góp khoảng trên 60% GDP

Kinh tế tư nhân là động lực quan trọng nhất của nền kinh tế quốc gia

Nghị quyết nêu rõ nguyên tắc sử dụng các công cụ thị trường để điều tiết nền kinh tế; giảm thiểu sự can thiệp và xoá bỏ các rào cản hành chính, cơ chế "xin - cho", tư duy "không quản được thì cấm". Người dân, doanh nghiệp được tự do kinh doanh trong những ngành nghề pháp luật không cấm.