Bộ GTVT vẫn muốn quản taxi công nghệ như taxi truyền thống

Bộ GTVT vừa có văn bản gửi Thủ tướng Chính phủ báo cáo tiếp thu ý kiến Thành viên Chính phủ đối với dự thảo Nghị định quy định về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô (Nghị định 86)
Bộ GTVT vẫn muốn quản taxi công nghệ như taxi truyền thống

Theo đó, Văn phòng Chính phủ đã gửi phiếu lấy ý kiến Thành viên Chính phủ đối với nội dung quản lý xe dưới 9 chỗ ngồi theo 2 phương án (Phương án 1 là xe hợp đồng, Phương án 2 là xe taxi). Tổng số phiếu gửi xin ý kiến là 27 phiếu. Đã có 26 Thành viên Chính phủ có ý kiến.

Kết quả theo tổng hợp của Bộ GTVT, có 26/26 thành viên Chính phủ thống nhất biểu quyết thông qua dự thảo Nghị định để ban hành. Trong đó, 15/26 Thành viên Chính phủ chọn Phương án 1 là xe hợp đồng; 8/26 Thành viên Chính phủ chọn Phương án 2 là xe Taxi và 3 Thành viên còn lại không chọn phương án nào mà đề nghị đưa ra quy định riêng cho loại hình mới (không phải là taxi, cũng không phải là xe hợp đồng).

Văn bản do Bộ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Văn Thể ký nêu rõ: Quá trình tiếp thu ý kiến Thành viên Chính phủ, Bộ GTVT đã chủ trì mời Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia, Viện nghiên cứu và quản lý kinh tế trung ương, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), các Hiệp hội vận tải và các cơ quan, đơn vị tham mưu trực thuộc Bộ để tiếp thu vấn đề liên quan đến quản lý hoạt động xe taxi và xe hợp đồng điện tử.

Hiện tại, hai quan điểm khác nhau về việc quản lý xe ô tô kinh doanh vận tải dưới 9 chỗ ứng dụng hợp đồng điện tử (như mô hình Grab, Uber) vẫn đang là vấn đề còn nhiều vướng mắc do mỗi phương án đều có những ưu điểm và hạn chế khi đưa ra để quản lý, tác động rất lớn đến xã hội và hoạt động kinh doanh vận tải của các doanh nghiệp, hợp tác xã.

Có thể bạn quan tâm

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính trả lời chất vấn trước Quốc hội

Chính phủ đề xuất tái khởi động dự án điện hạt nhân

Để đảm bảo nguồn điện cung ứng trước mắt và lâu dài, Chính phủ đã áp dụng đồng bộ nhiều giải pháp, trong đó có việc thực hiện đề xuất cấp có thẩm quyền tái khởi động dự án điện hạt nhân, phát triển mạnh điện gió ngoài khơi...

Toàn cảnh bức tranh kinh tế 10 tháng năm 2024 qua các con số

Toàn cảnh bức tranh kinh tế 10 tháng năm 2024 qua các con số

Trong 10 tháng năm 2024, kinh tế Việt Nam đạt kết quả tích cực trong nhiều lĩnh vực như: Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa tăng 11,8% (so với cùng kỳ năm 2023); Chỉ số sản xuất ngành công nghiệp tăng ổn định; Số doanh nghiệp thành lập mới “hồi sinh”...