Bộ Tài chính lên tiếng việc tăng thuế BVMT đối với xăng dầu

Theo đại diện Bộ Tài chính, việc đề xuất tăng khung thuế bảo vệ môi trường với xăng dầu lên 4.000-8.000 đồng/lít để phù hợp thực tế khi giá xăng dầu thế giới giảm, Việt Nam cắt giảm thuế nhập khẩu, câ
Bộ Tài chính lên tiếng việc tăng thuế BVMT đối với xăng dầu

Trao đổi với báo giới tại phiên họp báo của Bộ Tài chính diễn ra chiều nay (10/4), ông Phạm Đình Thi - Vụ trưởng Vụ Chính sách thuế cho biết, Bộ Tài chính không chỉ đề xuất sửa đổi khung thuế suất BVMT đối với mặt hàng xăng dầu mà còn với cả nilon, dung dịch HCFC... những loại hàng hóa gây tác động xấu đến tầng ozon.

Về lý do phải tăng khung thuế BVMT đối với mặt hang xăng dầu, ông Thi cho biết, xăng dầu là sản phẩm chưa các chất hóa học gây ảnh hưởng xấu đến môi trường trên diện rộng. Theo đó, các nước trên thế giới cũng đã đưa xăng dầu vào diện thu thuế TTĐB, thuế BVMT nhằm mục đích bảo vệ môi trường với những tên gọi khác nhau (thuế năng lượng, thuế nhiên liệu…).

Lý giải thêm, ông Thi cho biết, thời gian gần đây tình hình kinh tế toàn cầu có nhiều thay đổi, khủng hoảng kinh tế, cùng với xu hướng thương mại tự do và toàn cầu hóa… nhiều nước đã tìm cách thay đổi chính sách thuế. Theo đó, tăng thuế gián thu (như thuế môi trường), giảm thuế trực thu để tăng cạnh tranh cho hàng hóa, cải thiện môi trường đầu tư, tăng nguồn thu ngân sách nhà nước.

Đặc biệt, giá dầu thế giới giảm và duy trì ở mức thấp, nhiều nước nghiên cứu điều chỉnh chính sách để đảm bảo lợi ích quốc gia. Trong sử dụng các chính sách thuế nội địa, thuế môi trường là có hiệu quả và khả thi.

Theo ông Thi, theo bảng xếp hạng 180 nước trên thế giới, giá xăng dầu tại Việt Nam hiện nay thuộc nhóm thấp nhất thế giới, xếp 44/180 nước được xếp hạng theo giá xăng dầu từ thấp tới cao. Trong khu vực, giá xăng dầu Việt Nam rẻ hơn Lào, Camphuchia, Thái Lan, Singapore… nên việc điều chỉnh thuế là cần thiết để bảo vệ lợi ích quốc gia, ngăn chặn buôn lậu xăng dầu qua biên giới. Hiện tỷ lệ thuế trên giá bán lẻ xăng của Việt Nam là 37,2%, với dầu diesel là 21,1%...

"Ngoài ra, hiện khung thuế môi trường với xăng dầu là 1.000-4.000 đồng/lít, thực tế đã thu 3.000 đồng/lít – sắp kịch trần. “Do mức thuế hiện tại đã sắp kịch trần, nếu trong tương lai có những biến động sẽ khó đểu điều chỉnh cho phù hợp thực tế. Do đó, Bộ Tài chính đề xuất phương án tăng khung thuế bảo vệ môi trường với xăng dầu lên từ 4.000-8.000 đồng/lít”, ông Thi nói. 

Ông Thi cũng cho biết thêm, năm 2015, khi nâng mức thuế BVMT với xăng dầu tư 1.000 đồng lên 3.000 đồng cũng đã có nhiều tranh cãi, một số ý kiến cho rằng, việc tăng thuế như trên sẽ đánh vào người dân và tác động đến sức cạnh tranh của doanh nghiệp (DN).

Tuy nhiên, theo đại diện Bộ Tài chính, sau khi phân tích diễn biến giá xăng dầu thế giới và so sánh mức giá xăng dầu của Việt Nam với các nước xung quanh, bộ này đánh giá, nếu như không điều chỉnh thì sẽ thiệt hại về lợi ích quốc gia. Cụ thể, các DN xăng đầu đã cùng với một số đối tác xuất khẩu nước ngoài đã rục rịch điều chỉnh giá xăng dầu.

Theo Vụ trưởng Vụ Chính sách thuế, đây mới là tăng khung, còn việc tăng mức thuế bao nhiêu phải do Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết định. Do đó, việc tăng khung sẽ không ảnh hưởng gì tới giá xăng dầu, cuộc sống người dân, và hoạt động sản xuất của doanh nghiệp.

Tại buổi họp báo, Đại diện Bộ Tài chính cũng bác bỏ luận điểm “thu nhiều chi ít, chi không đúng mục đích”, ông Thi nhấn mạnh, tỷ lệ chi 1% tổng thu ngân sách cho sự nghiệp BVMT chỉ là phần chi trực tiếp, chưa tính đến phần chi gián tiếp.

 Thuế môi trường là khoản thu của ngân sách nhà nước, và chi theo luật. Không có quy định nào nói thuế môi trường chỉ chi cho sự nghiệp môi trường. 

Có thể bạn quan tâm

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính trả lời chất vấn trước Quốc hội

Chính phủ đề xuất tái khởi động dự án điện hạt nhân

Để đảm bảo nguồn điện cung ứng trước mắt và lâu dài, Chính phủ đã áp dụng đồng bộ nhiều giải pháp, trong đó có việc thực hiện đề xuất cấp có thẩm quyền tái khởi động dự án điện hạt nhân, phát triển mạnh điện gió ngoài khơi...

Toàn cảnh bức tranh kinh tế 10 tháng năm 2024 qua các con số

Toàn cảnh bức tranh kinh tế 10 tháng năm 2024 qua các con số

Trong 10 tháng năm 2024, kinh tế Việt Nam đạt kết quả tích cực trong nhiều lĩnh vực như: Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa tăng 11,8% (so với cùng kỳ năm 2023); Chỉ số sản xuất ngành công nghiệp tăng ổn định; Số doanh nghiệp thành lập mới “hồi sinh”...